Chỉ cần làm theo những hướng dẫn dưới đây của Ths.Bs. Lê Thị Hải và các chuyên gia tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đảm bảo bé cả tháng, cả năm không hay bị ốm vặt.
Có thể bạn quan tâm :
Theo số liệu thống kê gần đây, so với các thời gian khác trong năm, số lượng trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp tăng tới 30%, thậm chí là 40% vào mùa nồm. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ bị mắc các bệnh về đường ruột (tiêu chảy cấp, tiêu chảy, táo bón,..) các bệnh về da (thủy đậu,…) bệnh viêm kết mạc trong thời gian này tương đối cao.
Vì thế, để hạn chế tối đa nguy cơ này, các mẹ cần tăng cường sức đề kháng cho con bằng cách:
1 – Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học
- Tăng cường cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu Protein như thịt heo, thịt bò, thịt gà, trứng, cá
- Các loại rau quả có màu xanh đậm (như bông cải xanh, trái cây màu xanh, rau có lá màu xanh…) hoặc có màu cam nhạt (như cà rốt, cà chua, bí ngô, mơ, xoài..) vì chúng chứa nhiều chất tiền vitamin A. Khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin A, góp phần tăng cường sức đề kháng cho trẻ
- Thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, trứng, các loại hải sản như cua, hàu, cá mòi…
- ……
Tuy nhiên, đừng quá cố dồn ép con ăn hết những thực phẩm trên cùng 1 lúc. Nên chia nhỏ, phân bổ theo từng ngày cho khoa học các mẹ nhé.
Trong quá trình ăn hàng ngày, có thể trộn thêm men vi sinh được làm từ kim chi Hàn Quốc vào cháo, bột ăn dặm (Đối với trẻ ăn dặm) hoặc pha với nước cho con uống trực tiếp để kích thích con ăn ngon, tăng cường hấp thụ, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Kim chi Hàn quốc là loại thực phẩm rất giàu lợi khuẩn, tốt cho cả hệ tiêu hóa của người lớn và trẻ nhỏ.

2 – Chế độ sinh hoạt điều độ
Các mẹ cần cho con ăn đúng giờ. 1 ngày nên chia thành 3 – 4 bữa. Thời gian ngủ cần cân đối cho hợp lý. Trẻ từ 1 – 4 tuần tuổi cần được ngủ 15-18 giờ/ngày. Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày.
Bước sang giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng giấc ngủ đêm cần kéo dài khoảng 10 tiếng để cơ thể phục hồi năng lượng.
3 – Giữ gìn vệ sinh thực phẩm
Điều này vô cùng quan trọng, không chỉ với trẻ nhỏ mà ngay cả đối với người lớn. Chính vì thế, trong quá trình chế biến, để tránh vi khuẩn có cơ hội theo đường ăn uống tấn công, các mẹ cần phải thực sự chú trọng khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều này thể hiện ở việc:
- Lựa chọn thực phẩm sạch
- Đun chín thức ăn
- Trước và sau khi nấu ăn phải vệ sinh chân tay sạch sẽ
4 – Giữ ấm cơ thể
Thời điểm tháng 3 âm sẽ còn vài đợt rét nữa (rét nàng bân). Chính vì thế, các mẹ cần phải nhớ giữ ấm cho con. Tránh để mặc quá ít hoặc quá nhiều sẽ khiến sức khỏe của con bị ảnh hưởng.
5 – Tiêm vắc – xin phòng bệnh
Với mỗi lứa tuổi, các bé sẽ có lịch trình tiêm vắc – xin khác nhau.Các mẹ nên tự tìm hiểu hoặc tới gặp trực tiếp bác sĩ để tư vấn chi tiết.
=============
Trên đây chỉ là 5 gợi ý. Để biết thêm chi tiết và nắm được các phương pháp khác, các mẹ hãy truy cập “bekhoemevui.vn” hoặc gọi 1900 1259 – 0439 960 886 để được Ths.Bs. Lê Thị Hải và các chuyên gia tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.