6 bộ phận cần đặc biệt giữ ấm cho bé
Mùa đông đến kèm theo những cái lạnh buốt giá là điều khiến các mẹ lo lắng nhất. Bé nhà bạn còn nhỏ nên các bộ phận còn rất nhạy cảm nên nếu bị nhiễm lạnh bé sẽ rất dễ ốm. Vậy làm sao giữ ấm được cho trẻ? Hãy là môt bà mẹ thông thái hiểu biết và lắng nghe các bộ phận cơ thể bé cần gì nhé!
1. Hai bàn chân
Ngâm chân bằng nước ấm, chân trẻ bị lạnh, toàn thân cũng sẽ lạnh. Bạn nên giúp trẻ ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu và làm toàn thân ấm lên nhanh chóng. Mỗi lần ngâm chân 20 phút bằng nước ấm và xoa bóp bấm huyệt cho bàn chân để đả thông kinh mạch.Ngâm chân trong nước ấm cũng là cách khiến cho bé có 1 giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra khi ra ngoài hay đi trên nền lạnh bạn cần phải cho trẻ đi tất, giầy dép giữ ấm cho đôi bàn chân của trẻ.
2. Hai bàn tay
Cũng như chân, có thể nói hai bàn tay của bé là bộ phận hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Bé tinh nghịch hiếu đông thường không chịu đeo găng tay. Tay bé bị buốt lạnh sẽ ảnh hưởng đến khớp, da tay và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của trẻ. Bạn cần dạy trẻ chà xát chúng với nhau để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm khi trẻ đang hoạt động bên ngoài và nhớ đeo bao tay cho bé.
3. Cổ
Phần cổ có dây thanh quản, yết hầu, nên bạn nhất định phải bảo vệ chúng khỏi những cơn gió rét bằng khăn ấm… Cổ nhiễm lạnh con bạn sẽ bị ho, viêm họng, thời gian kéo dài mà không chữa trị được sẽ trở nên ho mãn tính
4. Đầu

Ảnh: Sưu tầm Internet
Đội mũ ấm cho trẻ trước khi ra ngời trời lạnh
Phần đầu luôn là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, càng quan trong hơn khi bé còn nhỏ, chỉ cần phần đầu bị lạnh, bé sẽ dễ bị cảm cúm, chảy nước mũi, đau đầu, đau răng,.. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những người không đội mũ vào thời tiết lạnh sẽ làm mất đi 30% tổng nhiệt lượng của cơ thể. Khi nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 4 độ thì lượng nhiệt mất đi là 60%. Bạn nên cho bé đội mũ thường xuyên khi khi trời lạnh. Nhưng bé cảm thấy nóng và toát mồ hôi, bạn cũng không nên bỏ ngay mũ ra mà hãy tới một chỗ nào đó ấm áp và cởi mũ, như vậy bạn sẽ không bị cảm lạnh bất ngờ.
5. Mũi
Khi hít phải khí khô, lạnh. Bé sẽ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm. Mũi quá khô kéo theo dịch trong mũi ít, mao mạch dễ bị vỡ gây nên chảy máu mũi hoặc chức năng của mũi giảm, dẫn đến nhiều vi khuẩn lọt vào trong phổi khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Khi trời lạnh, ngày nào bạn cũng nên mát xa nhẹ nhàng hai bên cánh mũi, cho bé. Dùng hai ngón tay cái vuốt dọc sống mũi, mỗi sáng sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ làm một lần để tuần hoàn máu của mũi được tốt hơn và nâng cao khả năng chống lạnh. Lưu ý phải đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài.
6. Bụng

Ảnh: Sưu tầm Internet
Trẻ bị lạnh bụng rất dễ ốm
Bé bị lạnh bụng dẽ gây chứng đau bụng dẫn đến tiêu chảy. Bụng của bé vô cùng mẫn cảm với nhiệt độ không khí, và sợ nhất là bị lạnh. Khi bụng bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé dẫn đến sức đề kháng giảm và bé sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn. Để tránh điều này, các cha mẹ nên mua loại quần có phần cạp phía trước cao và dài bản hơn, ở phía sau có thể may chun và có khóa kéo, nhớ để ý khi bé ngủ tránh trường hợp con có thói quen đạp chăn ra.