6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh

6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh

09/12/2014 | 9:09 Sáng   Lượt xem: 7942

6 cách giảm đầy hơi cho bé sơ sinh

Trong thực tế chứng đầy hơi không phải mà một vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng này xảy ra do trẻ nuốt không khí vào bụng trong lúc ăn hoặc thức ăn không tiêu hóa hết. Trước hiện tượng này mẹ hoàn toàn có thể giảm hứng đầy hơi cho bé bằng những mẹo nhỏ đơn giản mà hiệu quả. Các mẹ có thẻ tham khảo những cách sau đây nhé!

1. Chú ý lúc cho trẻ ăn, uống

Khi cho trẻ bú, Mẹ hãy luôn giữ cho đầu trẻ ở cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ trôi xuống đáy dạ dày, còn khí thừa sẽ nằm ở trên và dễ dàng để ợ ra hơn. Bình sữa cũng nên nâng cho hơi dốc (sao cho mực sữa luôn nằm trên lỗ núm vú) để trẻ không hút khí vào bụng trong khi bú. Một trong những tư thế tốt nhất để giúp trẻ ợ hơi là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của Mẹ, bàn tay đỡ lấy cằm trẻ, dùng tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ nhàng lên lưng. Nếu Mẹ đặt sức ép lên bụng trẻ, khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và giúp trẻ dễ chịu hơn.

chuoi

Ảnh: Sưu tầm Internet

Mẹ đang cho con bú ăn nhiều chuối khiến trẻ đầy hơi

2. Tập vùng bụng

Một khi con bạn đủ tuổi, bạn nên dành một khoảng thời gian tập luyện và mát- xa cho phần bụng của con. Hàng ngày luyện tập những động tác cho phần bụng thực sự hữu ích cho việc hỗ trợ tiêu hóa của con và ngăn ngừa bất kỳ những khó chịu có thể xảy ra nào.

3. Vỗ lưng bé thường xuyên

Đừng chờ đợi cho đến khi ăn xong mới vỗ lưng bé để đẩy không khí thoát ra ngoài. Những lúc bé bắt đầu ăn chậm lại, hãy dành một hoặc hai phút giúp bé ợ hơi bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng. Nhờ cách này, con mới có thể đẩy khí thừa ra ngoài

4. Dùng khăn ấm

Các khí thừa dồn lên có thể gây ra chuột rút, khiến em bé của bạn thậm chí còn khó chịu hơn. Nới lỏng các cơ bắp dạ dày và để cho khí thoát ra bằng cách đặt một chiếc khăn ấm vào bụng của con.

5. Những loại thực phẩm cần tránh

Mẹ cần lưu ý tránh một số thực phẩm để giúp bé khong bị đầy hơi. Bởi chế độ ăn uống của mẹ khi cho con bú sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Nếu bạn đang cho con bú mà ăn nhiều chuối, hạt đậu, trứng, bắp cải… sẽ khiến bé bị đầy hơi.

6. Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả

num-vu-gia

Ảnh: Sưu tầm Internet

            Núm vú giả không tốt cho vận động tiêu hóa ở trẻ nhỏ

Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả. Bởi khi ngậm ti giả trẻ sẽ liên tục nuốt thêm nhiều khí. Cố gắng hạn chế sử dụng núm vú giả cho con, chỉ dùng khi nào bé thực sự cần nó. Đừng vì con khóc mà đưa ti giả cho trẻ.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chính1. Chú ý lúc cho trẻ ăn, uống Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chính1. Chú ý lúc cho trẻ ăn, uống Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có...

    Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

    Nội dung chính1. Chú ý lúc cho trẻ ăn, uống Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách...

    Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

    Nội dung chính1. Chú ý lúc cho trẻ ăn, uống Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top