6 Mẹo hay kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho bé
12/06/2014 | 3:22 Chiều Lượt xem: 2388
Kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho bé
Có lẽ mẹ đã bắt đầu trò chuyện với con yêu từ ngày con còn trong bụng mẹ. Có hai mẹ con trò chuyện với nhau, ở bên nhau. Nhưng mẹ có bao giờ nghĩ, trò chuyện không chỉ là sợi dây kết nối giữa hai mẹ con mà còn là cách khoa học giúp bé phát triển ngôn ngữ sớm hơn. Bài viết xin mách cho mẹ những mẹo hay để kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho bé.
1. Trò chuyện bằng ngôn ngữ của bé
Mặc dù chưa biết nói hay hiểu những lợi mẹ nói nhưng trẻ có tín hiệu ngôn ngữ rất riêng để trò chuyện cùng bạn. Cách mà trẻ giao tiếp bằng mắt, bắt chước các biểu hiện trên khuôn mặt của bạn, bập bẹ, tiếng khóc… đều là ngôn ngữ riêng của bé. Vì vậy, mẹ hãy đáp lại thay vì lờ đi những thông điệp của bé mẹ nhé. Chẳng hạn như bắt chước âm thanh hoặc đáp lại những tiếng kêu của bé để bé biết bạn nghe và bé rất quan trọng đối với bạn.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Bé yêu có thể phát triển ngôn ngữ từ rất sớm
2. Tận dụng mọi cơ hội trò chuyện với con
Đừng ngại ngùng khi bạn độc thoại với con hay khi bạn cứ rôm rả chuyện trò. Bạn hãy nói như thể em bé hiểu hết những điều ấy. “Chà chà, bố đang làm gì kìa? Ồ, bố mở tủ lạnh. Bố lấy sữa. Bố lấy sữa cho con đấy…” Cứ như vậy, dần đần vốn từ vựng của bé càng được mở rộng hơn. Nhờ đó, khả năng giao tiếp cũng phát triển tốt và phong phú hơn.
Vì vậy, các mẹ hãy tranh thủ trò chuyện với bé bất kỳ khi nào có thể. Hoặc bạn cũng có thể mô tả đồ vật, con vật xung quanh cho bé, kể cho bé nghe những câu chuyện về chúng. Càng nghe bạn nói nhiều, vốn từ của bé càng được mở rộng và cơ hội để bé biết nói sớm càng tăng.
3. Khả năng tiếp thu của trẻ
Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ tiếp thu một vốn từ khác nhau, tùy vào tâm lý và giai đoạn ấy. Đặc biệt việc dạy dỗ của cha mẹ rất quann trọng. Bạn có thể tập luyện bằng cách yêu cầu bé làm những việc nhỏ, chẳng hạn như: “Đưa cho bố quả bóng” hoặc “Đưa cho mẹ cái thìa”… và bé sẽ rất thích làm điều đó. Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ em sẽ tiếp thu một vốn từ khác nhau tùy thuộc vào việc dạy dỗ của cha mẹ. Bạn nên tìm hiểu tâm lý trẻ và chú ý tới từng giai đoạn phát triển của con.
4. Mỗi đứa trẻ có sự phát triển ngôn ngữ khác nhau
Mỗi đứa trẻ sẽ có thời gian phát triển ngôn ngữ và các mốc phát triển khác nhau. Có đứa trẻ nhanh biết nói, có đứa chậm biết nói. Tất cả những gì bạn có thể làm là trò chuyện với con thật nhiều để kích thích bố máy ngô ngữ phát triển càng sớm càng tốt. Trong các trường hợp trẻ không muốn giao tiếp như ngại giao tiếp bằng ngôn từ, ánh mắt, bạn có thể trò chuyện với bác sĩ.
5. Đọc cho bé nghe để kích thích ngôn ngữ
Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe nghĩa là bạn đang cho bé nghe thấy nhịp điệu giọng nói của bạn. Đồng thời bạn cũng đang tạo cơ hội cho bé nghe thấy nhiều từ không thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ em được đọc có sự hiểu biết ngôn ngữ và từ vựng biểu cảm hơn so với trẻ ở nhóm còn lại. Khi đi qua từng trang sách, bạn có thể nói cho bé và chỉ cho bé những hình ảnh khác nhau, chỉ ra màu sắc và các đối tượng, cũng như đặt câu hỏi về những cảnh khác nhau.
6. Dùng ngôn từ đơn giản và rõ ràng
Từ ngữ thật đơn giản, dễ hiểu và nói thật rõ ràng khi nói chuyện với bé sẽ là cách để giúp bé tiếp thu ngôn ngữ nhanh hơn. Nói những câu đơn giản và thường xuyên sử dụng các từ ngữ yêu thương như: bé yêu, con của mẹ, mẹ yêu con… để nói chuyện với bé.
Các mẹ có thể thu hút sự chú ý của con bằng những biểu cảm khuôn mặt, mắt, miệng. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong quá trình trò chuyện với con sẽ giúp bé dễ dàng cảm nhận những gì bạn nói. Đồng thời, bạn cũng nên thay đổi âm lượng, giọng điệu để bé cảm thấy hứng thú hơn.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger