7 ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIÊU CHẢY CỦA TRẺ - Bé khỏe mẹ vui

7 ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIÊU CHẢY CỦA TRẺ

18/03/2016 | 2:26 Chiều   Lượt xem: 1380

Tiêu chảy là một vấn đề sức khỏe của trẻm, hầu như bé nào cũng từng trải qua 1-2 lần, đặc biệt là vào mùa hè khi các vi khuẩn có điều kiện phát triển nhiều hơn bình thường

Một con số khiến cho bất kỳ phụ huynh nào cũng phải sửng sốt đó là 70% trẻ bị tiêu chảy có nguy cơ bị tử vong cao nếu không được bù nước kịp thời. Để hạn chế được các rủi ro này mẹ không thể không biết tới 7 điều sau

Các triệu chứng thường gặp

Bệnh thường bắt đầu bằng các triệu chứng như nôn, ói, đi đại tiện có hình dạng lỏng, nước lợn cợn và kèm theo đó là cảm giác đau và chướng bụng. Ở mức độ nặng hơn trẻ còn có thể bị sốt li bì, da dễ bị vết hằn khi đụng vào, mắt trũng lại.

 Nguyên nhân thường gặp

Có rất nhiều thủ phạm gây ra tình trạng bị tiêu chảy ở trẻ nhưng phổ biến nhất là bị nhiễm trùng đường ruột do sự tác động của các ký sinh trùng và virus. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như chế độ ăn uống không phù hợp, trẻ bị dị ứng thức ăn hoặc do tác dụng khi sử dụng thuốc trong thời gian dài…

Sai lầm khi xử lý

Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, trẻ sẽ có nguy cơ bị tự vong cao nếu bé không được bù nước kịp thời. Oresol là biệt pháp cứu nguy kịp thời được nhiều mẹ áp dụng để bù lượng nước, muối, đường đã bị mất. Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy hầu hết các mẹ đều mắc sai lầm khi cho con uống oresol như lạm dụng nhiều hay cho uống quá ít… điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

be_khoe_manh

Chế độ dinh dưỡng

  • Mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như bột, súp, cháo. Đồng thời cắt giảm các khẩu phần đạm, nhiều dầu mỡ trong chế độ ăn của con để bé dễ dàng tiêu hóa hơn.
  • Khi chế biến thức ăn cho bé mẹ nên ưu tiên sử dụng các loại dầu thực vật thay vì mỡ động vật…
  • Không nên cho bé uống các loại nước ngọt có ga, thức uống có nhiều đường và bánh kẹo vì chúng làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tiêu chảy.

Tác hại của tiêu chảy

Tiêu chảy sẽ làm cho trẻ bị mất nước nhiều biến chứng khác như mất cân bằng  muối và hạ đường huyết. Để tiêu chảy trong thời gian dài có thể làm rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, nghiêm trọng nhất có thể gây ra tử vong.

Khi nào nên cho con đi khám bác sĩ?

Đa số các trường hợp trẻ bị tiêu chảy thường được ba mẹ điều trị tại nhà và có thể khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời:

– Tiêu chảy nặng kéo dài liên tục trong thời gian dài

– Sốt cao (39 độ)

– Không có nước mắt khi khóc

– Phân có màu đen hoặc có lẫn máu

– Da nhăn, mắt trũng

– Miệng khô, nứt môi

– Lượng nước tiểu giảm

Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy của trẻ

– Rừa tay thường xuyên bằng xà phòng để diệt khuẩn

– Đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ và chế độ dinh dưỡng hợp vệ sinh. Với trẻ sơ sinh cho bé bú sữa mẹ là cách tốt nhất để phòng ngừa được bệnh tiêu chảy.

– Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh phòng ốc, đồ dùng và đồ chơi cho bé

– Phòng bệnh tiêu chảy do virus rota bằng cách cho trẻ uống vắc-xin. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, uống vắc vin  tiêu chảy trước 6 tháng tuổi giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy của trẻ.

– Bổ sung cho trẻ uống men vi sinh theo định kỳ. Do sức đề kháng yếu và hệ tiêu hóa còn non nớt nên trẻ rất mắc các bệnh đường ruột. Vì vậy, việc uống men vi sinh chứa các lợi khuẩn probiotic có vai trò quan trọng trọng việc phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa. Các chuyên ra khuyên rằng mẹ nên cho bé uống men vi sinh được bào chế từ kim chi Hàn Quốc vì trong kim chi có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic, đặc biệt men vi sinh này còn có chứa prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Mẹ có thể cho bé uống hàng ngày hoặc uống theo đợt 3 tháng liên tục vì men vi sinh rất lành tính.

  • Cách tăng sức đề kháng cho trẻ chỉ với 9 bước đơn giản
  • Nội dung chínhCác triệu chứng thường gặp Nguyên nhân thường gặpSai lầm khi xử lýChế độ dinh dưỡngTác hại của tiêu chảyKhi nào nên cho con đi khám bác sĩ?Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy của trẻ Làm cách nào,làm gì để tăng sức đề kháng cho bé là câu hỏi của nhiều bà mẹ,thực ra...
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhCác triệu chứng thường gặp Nguyên nhân thường gặpSai lầm khi xử lýChế độ dinh dưỡngTác hại của tiêu chảyKhi nào nên cho con đi khám bác sĩ?Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy của trẻ Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa ...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhCác triệu chứng thường gặp Nguyên nhân thường gặpSai lầm khi xử lýChế độ dinh dưỡngTác hại của tiêu chảyKhi nào nên cho con đi khám bác sĩ?Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy của trẻ Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhCác triệu chứng thường gặp Nguyên nhân thường gặpSai lầm khi xử lýChế độ dinh dưỡngTác hại của tiêu chảyKhi nào nên cho con đi khám bác sĩ?Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy của trẻ Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhCác triệu chứng thường gặp Nguyên nhân thường gặpSai lầm khi xử lýChế độ dinh dưỡngTác hại của tiêu chảyKhi nào nên cho con đi khám bác sĩ?Ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy của trẻ Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt ...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top