8 tuyệt chiêu nâng cao sức đề kháng của trẻ khi giao mùa - Bé khỏe mẹ vui

8 tuyệt chiêu nâng cao sức đề kháng của trẻ khi giao mùa

27/03/2019 | 11:47 Sáng   Lượt xem: 1622

Sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ chống lại tác nhân bên ngoài xâm nhập vào cơ thể con người. Các tác nhân đó có thể là vi khuẩn, virus, nấm mốc, ký sinh trùng….Khi sức đề kháng suy giảm, khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây bệnh yếu đi, là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật.

Từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có được một sức đề kháng nhất định từ lượng kháng thể mẹ truyền qua con qua rau thai. Khi chào đời, trẻ tiếp tục nhận được kháng thể từ nguồn sữa mẹ giúp trẻ nâng cao và hoàn thiện sức đề kháng, chống lại bệnh tật và phát triển tự nhiên.

Tuy nhiên, khi vào thời điểm giao mùa, khi gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm thuận lợi, các tác nhân vi khuẩn, virus bùng phát, hoành hành, tấn công làm suy yếu hệ thống miễn dịch của trẻ, làm khả năng chống cự yếu hơn. Vậy có cách nào giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh giao mùa tốt nhất không?

1.Dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Do vậy, trẻ cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ.

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và đầy đủ nhất, là giải pháp tốt nhất để trẻ khỏe mạnh trong vòng 6 tháng đầu.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bước vào giai đoạn ăn dặm, sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của trẻ dễ mất đi khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo lứa tuổi cùng với thực phẩm sạch, an toàn sẽ giúp trẻ có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

2. Cho trẻ uống đủ nước

Thông thường trẻ rất lười uống nước. Mẹ cần duy trì cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày dù trời nóng hay lạnh. Nước giúp vận chuyển bạch cầu đi khắp cơ thể. Ngoài ra uống đủ nước còn giúp tăng cường trao đổi chất, tăng đào thải chất độc qua việc bài tiết nước tiểu và mồ hôi, giúp vận chuyển oxy trong máu và các chất dinh dưỡng đi tế bào.

3. Cho bé ngủ đủ giấc

Cho trẻ ngủ 8-11 tiếng mỗi đêm tùy theo độ tuổi. Một giấc dài, sâu, đủ có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ, chiều cao và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh nhiều năng lượng, tác động tích cực đến sự trao đổi chất, cân nặng và trí thông minh của trẻ. Ngược lại, nếu trẻ không ngủ đủ giấc sẽ làm cơ thể mệt mỏi, trì trệ, dễ bị bệnh hơn.

4. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày

Vận động 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày giúp cơ thể tăng cường hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất, tự tạo kháng thể, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, vận động hàng ngày và thường xuyên giúp tinh thần trẻ vui vẻ, thoải mái, trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn, tăng cân tốt hơn .

5. Giữ ấm cơ thể, vệ sinh sạch sẽ

Thời tiết nóng lạnh thất thường khiến cơ thể trẻ không thích nghi kịp, gây nên bệnh tật. Do đó mẹ cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ đặc biệt là vùng cổ, ngực, bụng khi trời lạnh, mỗi khi ra ngoài. Đồng thời, việc vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường xung quanh giúp trẻ tránh xa các nguồn bệnh, giam nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm hơn.

6. Tăng cường thực phẩm nhiều lợi khuẩn

Lợi khuẩn đóng vai trò quyết định trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi lượng lợi khuẩn trong cơ thể giảm đi, hại khuẩn phát triển mạnh, tấn công các cơ quan gây nên bệnh tật. Ngoài ra lợi khuẩn còn có vai trò trực tiếp trong việc kích thích lên hệ miễn dịch, tăng sản sinh kháng thể, nâng cao sức đề kháng.

Có thể bổ sung lợi khuẩn từ các nguồn thực phẩm như: sữa chua, men vi sinh,…

7. Bổ sung vitamin và khoáng chất:

Vitamin và khoáng chất đóng vai tròng quan trong trong việc duy trì sự sống và sản sinh năng lượng của cơ thể. Vitamin giúp tăng khả năng bảo vệ, chống lại tác nhân gây bệnh. Bổ sung vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đặc biệt là khi giao mùa.

  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường đào thải chất độc, hỗ trợ phát triển hệ xương, răng, giúp chống viêm, chống dị ứng, làm lành tổn thương. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, ổi, đu đủ, kiwi,… và các loại rau xanh.
  • Bổ sung vitamin D: Giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất đặc biệt là calci và phospho, rất tốt cho xương.

8. Chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng tới sức đề kháng của trẻ. Để tăng cường khả năng đề kháng của trẻ, các mẹ cần chú ý:

  • Không ướp lạnh đồ ăn, thức uống của trẻ. Thức ăn lạnh có thể làm trẻ dễ bị viêm họng, gây kích ứng đường hô hấp….làm giảm đề kháng của trẻ.
  • Cho bé ăn đúng giờ, đủ chất, phù hợp với khẩu vị và sở thích của trẻ.
  • Đa dạng hóa các loại thức ăn và cách chế biến món ăn giúp tăng hứng thú của trẻ với đồ ăn.
  • Cung cấp đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, béo, vitamin – khoáng chất.
  • Bổ sung cá thường xuyên trong bữa ăn. Cá có chứa nhiều chất oxy hóa, rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.
  • Những thực phẩm cần bổ sung hằng ngày để nâng cao sức đề kháng cho trẻ: Khoai lang, trứng, thịt gà, cá hồi, rau xanh đậm, tỏi, quả óc chó, cải xoăn, yến mạch, rau mầm.
  • Các loại trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ: cam, quýt, táo, chuối,…

Trên đây là những cách tốt nhất giúp bảo vệ bé yêu chống lại những tác nhân gây bệnh do sự thay đổi thất thường của thời tiết gây ra. Vì trẻ còn nhỏ nên hệ miễn dịch đang còn non nớt, do đó mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ thật cẩn thận. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn và hỗ trợ hãy gọi theo số 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    MEN VI SINH GOLDEN LAB KHUYẾN MẠI ? MUA 1 TẶNG 1 (ÁP DỤNG ĐẾN HẾT THÁNG 6/2020)

    CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ MÙA DỊCH COVID-19 (Áp dụng với sản phẩm Golden Lab) Kính gửi:  QUÝ KHÁCH HÀNG Hiện nay, dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp. Để giúp khách hàng có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ tăng hấp ...

    Ăn tốt nhưng không tăng cân – Là do bé hay do mẹ?

    Không chỉ những đứa trẻ biếng ăn mới khiến cha mẹ lo lắng mà chính những đứa trẻ ăn nhiều mà không lên cân cũng là một nỗi lo không kém của cha mẹ. Hiểu được nguyên nhân và có những cách giải quyết đặc hiệu là điều mong mỏi của các bậc cha mẹ....

    “Bắt bệnh” ngay chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ

    Bé yêu rất dễ bị đầy bụng khó tiêu mỗi ngày do cơ địa hoặc sai lầm của mẹ trong chế độ ăn uống. Mỗi khi bị đầy bụng, bé sẽ vô cùng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, còn mẹ thì vò đầu bứt tóc vì không biết có...

    Thực phẩm và các thành phần nên tránh khi chế biến thức ăn cho trẻ

    Trẻ con vốn dĩ không phải là người lớn thu nhỏ. Do vậy, một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất khác so với người lớn. Do một số cơ quan trên cơ thể chưa hoàn thiện hoàn toàn nên có một số thành phần và các...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top