9 nguyên tắc khắc phục tình trạng chậm tăng cân của trẻ trong giai đoạn vàng
02/06/2019 | 10:28 Sáng Lượt xem: 1367
Cân nặng và chiều cao là những thước đo để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thế nhưng khi trẻ đột ngột sút cân hoặc chậm tăng cân hơn so với những đứa trẻ khác sẽ khiến các ông bố bà mẹ lo lắng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để khắc phục tình trạng này, mẹ cần tuân thủ 9 nguyên tắc vàng sau:
1. Đảm bảo
chế độ ăn hằng ngày đủ chất và đa dạng
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến cân nặng và sự phát triển của trẻ. Do đó, nguyên tắc đầu tiên mẹ cần lưu ý nếu muốn bé tăng cân tốt là phải cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng thiết yếu (đạm, béo, bột, vitamin- khoáng chất) và chế biến đa dạng, xoay vòng thức ăn để trẻ không thấy ngán, dẫn đến biếng ăn.
2. Bổ
sung vitamin từ nhiều nguồn dinh dưỡng
Vitamin và khoáng chất tuy chiếm lượng nhỏ nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong hầu hết các hoạt động chuyển hóa cơ bản của cơ thể. Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau vừa cung cấp cho trẻ đầy đủ vi chất, đồng thời bổ sung thêm nguồn chất xơ dồi dào, giúp bé tiêu hóa tốt.
3. Không
quên bổ sung chất béo trong chế độ ăn hằng ngày
Thực đơn hằng ngày của bé không nên thiếu chất béo. Trẻ càng lớn dần, càng vận động nhiều, nhu cầu năng lượng càng tăng cao. Trong khi đó chất béo cung cấp nguồn năng lượng rất lớn, gấp đôi chất đạm và chất bột. Chính vì vậy, mỗi chén cơm hay cháo của bé, mẹ nên bổ sung 1 muỗng (thìa) dầu hoặc mỡ. Hãy chọn cho trẻ những loại dầu thực vật, chất béo không bão hòa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mẹ nhé!
4. Không
nên ép bé ăn
Ép trẻ ăn nhiều và thường xuyên sẽ gây nên tâm lý sợ sệt với bữa ăn và thức ăn. Do vậy, mẹ nên để bé được chủ động ăn theo nhu cầu cầu của mình. Nếu thấy trẻ ăn quá ít, mẹ có thể tăng cường vào các bữa phụ để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé nhé.
5. Không
xay nhuyễn thức ăn khi bé đến độ tuổi có thể tự nhai
Khi trẻ mọc đủ răng hoặc có thể tự nhai nuốt, mẹ hãy để bé tự nhai. Quá trình nhai sẽ giúp bé cảm nhận được vị ngon của từng loại thức ăn, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa tiết nhiều enzym hơn để tiêu hóa thức ăn. Nếu mẹ còn xay nhuyễn thức ăn khi bé đủ lớn sẽ khiến bé lười nhai, kén ăn về sau.
6. Tăng
số bữa ăn hằng ngày cho trẻ
Mẹ có thể tăng số bữa ăn của trẻ lên 5-6 bữa mỗi ngày, thậm chí có thể cho trẻ ăn nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Điều này sẽ làm giảm bớt áp lực cho bé vào các bữa chính và ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng với trẻ.
7. Không
nên tự ý cho bé dùng “thuốc bổ”
Hiện nay, rất nhiều sản phẩm được quảng cáo tràn lan trên thị trường là có thể mang lại những tác dụng rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó không được kiểm chứng lâm sàng, có thể chứa những chất độc hại, chất cấm, nguy hiểm cho người sử dụng. Vậy nên, mẹ không nên tự ý mua và cho trẻ dùng các loại thuốc/ thực phẩm được gắn mác “thuốc bổ” mà không được chuyên gia tế, bác sĩ chỉ định hoặc khuyên dùng.
Tự ý mua và cho bé sử dụng những loại thuốc bổ không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định lâm sàng có thể khiến sức khỏe của trẻ bị đe dọa.
8. Tăng
cường cho bé vận động thể chất
Hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể đốt cháy calo, thải trừ chất độc, phát triển chiều cao mà còn giúp trẻ kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn. Các hoạt động như đạp xe, chơi bóng, vui đùa cùng bạn bè cùng trang lứa là những lựa chọn hữu hiệu giúp trẻ tăng cân hiệu quả, lạc quan vui tươi hơn.
9. Tăng
cường sức khỏe đường tiêu hóa
Tất cả thức ăn đều được xử lý qua bộ máy tiêu hóa trước khi hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, để trẻ hấp thu tối đa dinh dưỡng, mẹ cần có biện pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung lợi khuẩn cùng chất xơ hòa tan là giải pháp rất tốt để bảo vệ đường ruột. Bởi hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Tăng cường lợi khuẩn chính là tăng cường các chức năng có lợi của chúng, khiến đường ruột và cơ thể trẻ được bảo vệ toàn diện hơn. Có nhiều cách để bổ sung lợi khuẩn, trong đó sử dụng men vi sinh là một cách được nhiều chuyên gia khuyên mẹ dùng. Thế nhưng, không có nhiều men vi sinh đáp ứng được tiêu chuẩn về thành phần, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm khiến mẹ lo lắng. Mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo men vi sinh Golden Lab – được các chuyên gia ở Viện dinh dưỡng quốc gia và các bác sĩ nhi khoa ở các bệnh viện lớn giới thiệu và khuyên dùng.
Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.
Rate this post
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...
Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...
Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...
Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...
Những “kẻ thù” gây tiêu chảy cho bé trong mùa hè Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp phải trong mùa hè, mùa hè cũng là khoảng thời gian xuất hiện nhiều “kẻ thù” gây bệnh tiêu chảy nhiều nhất. Các mẹ hãy cùng Bekhoemevui.vn điểm qua những “kẻ thù” nguy hiểm nhất…