Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp phải những triệu chứng bất thường điển hình như đầy bụng, tiêu chảy, đi ngoài thường xuyên. Không chủ dừng lại ở việc khiến bé thường xuyên cảm thấy khó chịu mà nếu để kéo dài thì đây còn có thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chính vì thế mà khi bé bị đầy bụng đi ngoài mẹ không nên chủ quan.
Những triệu chứng khi bé bị đầy bụng đi ngoài
– Triệu chứng đầy bụng: thường xuất hiện sau khi ăn, khiến trẻ tức bụng, khó tiêu, chán ăn
– Bé bị đi ngoài: Phân trong thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh và có một lượng phân nhiều hơn hẳn so với bình thường. Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng ….
Thông thường, ở trẻ sơ sinh, đi ngoài, tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường, hoặc đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi tiêu phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên.
Vì vậy, nếu trẻ 8 tháng tuổi, bình thường đi tiêu 3 lần phân sệt một ngày, bỗng dưng hôm nay đi tiêu 6 lần, phân lỏng hơn, nhiều nước hơn, chúng ta nên bắt đầu nghi ngờ trẻ có bị tiêu chảy cấp hay không. Ở trẻ nhũ nhi, tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường.
Ảnh minh họa
Một trẻ 4 tuổi, bình thường đi tiêu 1 lần một ngày, đột nhiên hôm nay đi tiêu phân lỏng nước lượng nhiều 3 lần một ngày, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy cấp.
Trong trường hợp trẻ bị đầy bụng đi ngoài bố mẹ nên làm gì?
Khi thấy bé bị đầy bụng đi ngoài bố mẹ nên làm những biện pháp sau:
– Việc đầu tiên khi thấy trẻ bị đi ngoài đó là bù nước cho trẻ. Nếu trẻ còn đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú với lượng bú tăng hơn, Với trẻ lớn hơn thì bù nước cho trẻ bằng cách cho uống dung dịch oresol, nước chín, nước hoa quả,..
– Ngoài ra các mẹ vẫn phải bổ sung dinh dưỡng cho bé bị đau bụng đi ngoài bằng các loại thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thụ. Thực phẩm chế biến cần đảm bảo rõ nguồn gốc, chế biến đúng cách cho trẻ ăn, hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể khiến tình trạng đầy bụng đi ngoài trở nên nặng hơn
Cha mẹ nên nhớ tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc bừa bãi làm tình trạng đầy bụng đi ngoài trở nên trầm trọng hơn
Biện pháp hạn chế tình trạng đầy bụng đi ngoài ở trẻ
Có nhiều cách hạn chế tình trạng bé bị đầy bụng đi ngoài,các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
– Nên thực hiện chế độ ăn chín uống sôi cho trẻ, thức ăn cần được bảo quản cẩn thận sau khi ăn
– Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm lên men đồng thời tuyệt đối không cho trẻ ăn các thực phẩm đã quá hạn, ôi thiu
– Rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
– Tăng cường rau xanh và các chất protein trong thực đơn giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn
– Nếu thấy trẻ có dấu hiệu đầy bụng thì các mẹ có thể dùng khăn ấm chườm bụng hoặc massage bụng cho trẻ giảm cảm giác đầy bụng
– Các mẹ cũng có thể dùng các bài thuốc dân gian như hành tỏi, gừng với các phương pháp thích hợp giúp trẻ nhanh chóng loại bỏ chứng đầy bụng