Bé bị tiêu chảy – hãy ăn táo
09/04/2015 | 3:15 Chiều Lượt xem: 2493
Bé bị tiêu chảy – hãy ăn táo
Pectin trong táo sẽ tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột. Vì vậy táo là thực phẩm rất tốt khi bé bị tiêu chảy. Dưới đây là những tác dụng của quả táo các mẹ nên biết:
1. Bệnh hen suyễn
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn như thở khò khè, ho và thắt ngực là do tình trạng đường hô hấp vị viêm và nhạy cảm quá mức. Các yếu tố kích thích bao gồm không khí lạnh, luyện tập, một số loại thực phẩm nào đó, viêm nhiễm, thời tiết và dị ứng.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Những người ăn ít nhất 2 quả táo/tuần sẽ giảm được nguy cơ hen suyễn tới 1/3
Táo và nước táo ép có chứa chất kháng hen suyễn mạnh hơn bất kỳ thực phẩm nào. Đó là nhờ lượng chất chống ôxy hóa cao – một dạng chất chống bệnh tật tự nhiên nhờ khả năng kháng viêm. 100g táo có lượng chất chống ôxy hóa cao gấp 3 lần so với cam và 8 lần so với chuối.
Ứng dụng: Do lượng chất chống ôxy hóa tập trung nhiều ở vỏ vì thế nên ăn 1 quả táo không gọt vỏ mỗi ngày.
2. Bệnh ở nướu răng
Táo có chứa hợp chất gọi là tannin mà các nghiên cứu cho thấy nó giúp ngừa các bệnh ở nướu răng. Nhai 1 quả táo giòn cũng giúp tăng cường sức khỏe của nướu vì sự ma xát giúp tăng tuần hoàn máu quanh nướu.
Ứng dụng: Ăn một quả táo mỗi ngày.
3. Bệnh tiêu chảy
Táo chứa nhiều pectin (các chất xơ được tìm thấy trong trái cây) hơn bất kỳ loại trái cây nào. Pectin sẽ được phân hủy trong ruột bởi các vi khuẩn tốt, tạo thành một lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày, giúp xoa dịu và ngăn ngừa các chất gây kích thích ruột.
Quá trình phân hủy này cũng làm tăng lượng prebiotic, giúp tăng số lượng vi khuẩn đường ruột “tốt” (tấn công các vi khuẩn gây tiêu chảy ngay khi chúng xuất hiện).
Ứng dụng: Nếu bị tiêu chảy, hãy thử ăn 1 quả táo sau mỗi vài tiếng. Nấu táo để làm mềm các chất xơ trong táo cũng giúp làm chậm sự co bóp của ruột.
Táo có nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, nếu cơ thể bé còn yếu chưa hấp thụ được chất xơ thực phẩm mẹ nên bổ sung chất xơ hòa tan có trong men vi sinh. Các vi khuẩn trong men vi sinh này có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Nó cũng sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi trùng gây bệnh.
4. Loãng xương

Ảnh: Sưu tầm Internet
Cho bé ăn táo ngay khi còn nhỏ thì sẽ hạn chế bệnh loãng xương khi về già
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương giòn và dễ vỡ. Nó liên quan với sự lão hóa, mãn kinh, luyện tập quá nhiều hay quá ít và chế độ dinh dưỡng thiếu các dưỡng chất cần cho xương như can-xi.
Tuy nhiên, nghiên cứu ngày nay cho thấy các dạng viêm nhiễm trong cơ thể cũng là nguyên nhân và các chất dinh dưỡng được gọi là flavonoid và một số hợp chất khác được tìm thấy trong táo có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm này.
Một nghiên cứu của Pháp vào năm 2005 thấy rằng một hợp chất gọi là phlorizin, chỉ tìm thấy trong quả táo, giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương liên quan với chứng viêm ở chuột.
Khoáng tố Bo tìm thấy trong táo cũng giúp khôi phục mức estrogen – estrogen thấp là một nguyên nhân phổ biến của chứng loãng xương. Trong khi đó, pectin làm tăng tính axit của dạ dày, từ đó làm tăng hấp thu can-xi.
Ứng dụng: Thêm táo vào chế độ ăn ngay khi còn nhỏ.
5. Sức đề kháng thấp
Một quả táo cỡ trung bình có 8% lượng vitamin C khuyến nghị hằng ngày. Vitamin C rất hữu ích đối với hệ miễn dịch.
Khi chất pectin trong táo được tiêu hóa, nó được lên men bởi các vi khuẩn tốt và kích thích sản xuất kháng thể và các bạch cầu, giúp cơ thể chống lại căn bệnh này.
Ứng dụng: Ăn một quả táo mỗi ngày.
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger