Bé đang mọc răng chỉ ăn bột liệu có thiếu chất ? - Bé khỏe mẹ vui

Bé đang mọc răng chỉ ăn bột liệu có thiếu chất ?

18/05/2014 | 2:30 Chiều   Lượt xem: 4056

Chào bác sĩ.

Tôi có một bé trai 6 tháng tuổi. Cháu sinh lúc 34 tuần được 2kg.
Hiện tại cháu được 7.8kg.3 tháng đầu cháu được nuôi bằng sữa mẹ và uống thêm sữa Enfalac A+ dành cho tre thiếu tháng.Sang tháng thứ 4 tôi bắt đầu cho cháu ăn dặm và đổi sang sữa XO2 .lúc đầu chỉ ăn bột ngọt được một tháng tôi say thịt tôm cho cháu ăn nhưng khi ăn vào cháu đi ngoài nhiều lần hơn. Giờ cháu lại đang mọc răng tôi sợ cháu chỉ ăn bột không thì sẽ thiếu chất. Vậy tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi để cải thiện tình trang này.

Bé đang mọc răng chỉ ăn bột liệu có thiếu chất ?

Bé đang mọc răng chỉ ăn bột liệu có thiếu chất ?

Bác sĩ tư vấn :

Chào bạn! Con bạn như vậy là phát triển rất tốt đối với trẻ sinh thiếu tháng. Việc trẻ bị tiêu chảy do ăn thịt tôm là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hấp thu được hoàn toàn loại thức ăn này.
Khi đủ 6 tháng, bắt đầu cho bé ăn dặm. Lúc này thức ăn phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, giai đoạn đầu nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, sau đó đặc dần, cho số lượng ít chia làm nhiều bữa, sau đó tăng dần.
Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi bắt đầu cho bé ăn dặm. Điều quan trọng khi cho bé ăn là các bữa ăn phải cách đều trong ngày, chế biến thức ăn phải cân đối, đủ 4 nhóm thực phẩm, liên tục đổi món cho bé, thực đơn nên quay vòng trong 1 tuần. Có thể cho bé ăn bất kỳ loại thức ăn nào miễn là bé chịu ăn.
Trẻ từ đủ 6 tháng tuổi trở đi, chế độ ăn như sau:
– Cho ăn 2 -3 bữa chính/ ngày, mỗi bữa 1 bát, thức ăn có thể là bột, cháo xay, súp
– Ăn 3 -4 bữa phụ/ ngày, gồm sữa, sữa chua, váng sữa, phô mai, tổng lượng sữa trong ngày khoảng 600 -900ml
– Trái cây, nước trái cây: 200g
Bạn có thể tham khảo công thức chế biến cho một bữa ăn của trẻ như sau:
– Chế biến 1 bát bột đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ ở tuổi tập ăn dặm (6 -8 tháng)
+ Bột gạo: 20g
+ Thịt/cá/tép/tôm/cua…: 20g (băm nhuyễn )
+ Rau/củ/…: 20g
+ Dầu tinh luyện : 5-10g
– Chế biến 1 bát cháo đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ từ 9 tháng trở lên
+ Gạo: 25-30g
+ Thịt/ cá/ tép/ trứng/ tôm/ cua…: 25-30g
+ Rau/củ: 20-25g
+ Dầu tinh luyện: 5-10g
Nếu bé ăn được bột mặn thì không cần xen kẽ cho ăn bột ngọt. Cho ăn bột ngọt khi không có thời gian để chế biến bột mặn thôi.
Trẻ mới ăn dặm rất dễ bị tiêu chảy, cho nên ngoài chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh ra, việc lựa chọn thực phẩm cũng khá quan trọng. Nếu bé không hấp thu được (phân sống) hãy giảm lượng thức ăn giầu đạm xuống, giảm lượng dầu mỡ, tăng lượng tinh bột và rau xanh. Có thể sử dụng thêm men vi sinh giúp ổn định hệ vi sinh đường tiêu hóa, kích thích ăn ngon, hạn chế táo bón.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Hội thảo dinh dưỡng tư vấn tăng chiều cao cho trẻ tại Hà nội – 13/5/2018

Tư vấn chế độ dinh dưỡng, phương pháp thể thao tăng chiều cao cho trẻ : Sáng Chủ Nhật, ngày 13/5/2018, tại Tầng 5, khán đài B, SVĐ quốc gia Mỹ Đình sẽ diễn ra sự kiện miễn phí Tư vấn chế độ dinh dưỡng và phương pháp luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng chiều...

TRẺ BỊ VIÊM MŨI HỌNG LÀ DO ĐÂU?

Trẻ bị viêm mũi họng là do đâu? Viêm mũi họng là bệnh khá phổ biến và rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng về viêm đường hô hấp,...

CÁCH XỬ TRÍ KHI TRẺ TIÊU CHẢY SỦI BỌT

Bác sĩ cho em hỏi: Con trai em mới được 4 tháng nhưng gần 1 tháng nay cháu thường xuyên bị đi ngoài và có hiện tượng sủi bọt. Em đưa cháu tới các bệnh viện để khám nhưng các bác sĩ đều bảo cháu bị rối loạn tiêu hóa và kê đơn thuốc cho...

Mời đón xem chương trình tư vấn: Tiêu chảy, táo bón kéo dài ở trẻ, làm thế nào để chữa dứt điểm

Mời đón xem chương trình tư vấn: Tiêu chảy, táo bón kéo dài ở trẻ, làm thế nào để chữa dứt điểm Tiêu chảy, táo bón là hai vấn đề thường gặp đối với hệ tiêu hóa của trẻ, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và lâu dài là ảnh hưởng...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top