Bé tập ăn dặm với nước mía, tại sao không ?

Bé tập ăn dặm với nước mía, tại sao không ?

20/08/2014 | 9:36 Sáng   Lượt xem: 14035

Bé tập ăn dặm với nước mía

Nước mía là nguồn cung cấp dồi dào các chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể (bao gồm 70% dường tự nhiên, chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin C, B1, B2, B6 …và gần 30 loại axit hữu cơ khác) bổ sung dinh dưỡng cao cho bé thời kì ăn dặm.

Tác dụng của nước mía

  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể khỏe mạnh: cùng với đường, mía có chứa các hợp chất làm tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố dạ dày, thận, tim và mắt.
  • Thanh nhiệt và giữ ẩm: Cơ thể bé sẽ giữ nước tốt hơn nếu uống một ly nước mía mỗi ngày
  • Đẩy lùi cảm cúm, viêm họng: Viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm sẽ không còn là nỗi lo của bé nếu mẹ cho bé uống nước mía mỗi ngày.
  • Kháng virus và chống dị ứng
  • Phòng bệnh tiểu đường cho bé
Bé tập ăn dặm với nước mía, tại sao không ?

Ảnh: Sưu tầm Internet

Nước mía, món ăn dặm bổ ích cho trẻ

Mẹ có thể bắt đầu cho bé uống nước mía khi bé được 7 – 8 tháng tuổi. Vì lượng đường trong mía là đường tự nhiên nên nó tuyệt đối sẽ không gây hại cho sức khỏe của bé. 30 – 50 ml là lượng nước mía mẹ có thể cho bé uống mỗi ngày vừa để giải khát lại vừa cung cấp vitamin cho cơ thể.

Món ăn dặm với nước mía

Nước mía cũng có thể dùng làm nguyên liệu để mẹ nấu thức ăn dặm cho bé. Mẹ hãy tham khảo những món sau để áp dụng sao cho phù hợp với bé nhất:

Cháo nước mía

Nguyên liệu:

  • Mía tươi 250g
  • Gạo tẻ/bột gạo đã xay sẵn: 50g
  • Nước: 500ml

Cách làm:

  • Mía tươi mẹ cắt khúc, rồi cho vào nồi ninh sôi cho ra hết nước.
  • Nước thành phẩm mẹ lọc ra (loại bỏ những cặn mía nếu có) rồi đem nấu với gạo, hoặc bột gạo xay như nấu cháo bình thường. Mẹ có thể nấu đến độ sệt mong muốn phù hợp với độ tuổi của bé.
  • Ngoài những nguyên liệu trên, mẹ có thể cho thêm thịt băm nhuyễn vào cháo để tăng thêm hương vị. Món cháo này không những bổ dưỡng mà còn giúp bé thanh nhiệt, giải cảm.

Nước mía hạt sen

Nguyên liệu: Nước mía tươi, hạt sen, đậu xanh, đậu đen

Cách làm:

  • Ninh nhừ hạt sen, đậu xanh, đậu đen. Sau khi đã ninh 3 nguyên liệu trên đạt độ nhừ mong muốn, mẹ đổ thêm nước mía vào và đun sôi tiếp khoảng 5 phút, sau đó chắt lấy nước cho bé uống.
  • Đối với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé ăn kèm hạt sen và đỗ.
  • Nếu mẹ chế biến món này vào mùa nóng thì bé của mẹ sẽ rất hào hứng.
Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Nội dung chínhBé tập ăn dặm với nước míaTác dụng của nước míaMón ăn dặm với nước míaCháo nước míaNước mía hạt sen Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nội dung chínhBé tập ăn dặm với nước míaTác dụng của nước míaMón ăn dặm với nước míaCháo nước míaNước mía hạt sen Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chínhBé tập ăn dặm với nước míaTác dụng của nước míaMón ăn dặm với nước míaCháo nước míaNước mía hạt sen Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do ...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chínhBé tập ăn dặm với nước míaTác dụng của nước míaMón ăn dặm với nước míaCháo nước míaNước mía hạt sen Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top