Bệnh tay chân miệng ở trẻ những điều mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng ở trẻ những điều mẹ cần biết

11/05/2014 | 2:30 Chiều   Lượt xem: 1680

Tay chân miệng, bệnh trẻ thường gặp vào mùa hè

Hè sang, thời tiết nóng ẩm kèm theo những căn bệnh nguy hiểm là mối lo mà các mẹ phải cùng trẻ đối mặt. Tay chân miệng một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ. Dịch bùng phát vào mùa hè và mùa thu.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay – chân – miệng là bệnh truyền nhiễm do virút EV71 gây ra, bệnh thường xảy ra vào mùa hè, có thể gây thành dịch. Là bệnh nguy hiểm vì có các biến chứng viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phối cấp, có thể gây tử vong.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em  không phải là căn bệnh nghiêm trọng tuy nhiên có những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Triệu chứng bệnh bao gồm: Sốt, nhức đầu, đau họng, chán ăn, thiếu năng lượng, lở loét toàn thân và gây đau đớn trong miệng, phát ban những đốm màu đỏ, thường có mụn nước nhỏ trên đầu, xuất hiện trên bàn tay và bàn chân và đôi khi những nơi khác trên cơ thể.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Ảnh: Sưu tầm Internet

Bảo vệ trẻ không bị tay chân miệng vào mùa hạ

Điều trị

Điều trị triệu chứng: Theo dõi sát, phát hiện sớm các triệu chứng của biến chứng để cho trẻ nhập viện.

Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

  • Chỉ điều trị tại nhà những trẻ bị bệnh tay chân miệng độ I.
  • Hạ sốt, giảm đau: dùng paracetamol 10 -15mg/kg cân nặng/ mỗi 4 – 6 giờ, chỉ sử dụng khi trẻ sốt từ 38 độ C trở lên.
  • Vệ sinh răng miệng bằng cách cho trẻ súc miệng với nước muối pha loãng.
  • Nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo toa bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
  • Dùng kháng sinh theo toa bác sĩ khi có bội nhiễm.
  • Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 7 ngày đầu của bệnh.

Theo dõi các dấu hiệu nặng: khi có một trong các triệu chứng sau: sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, run chi, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Để chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, người lớn lưu ý:

Vệ sinh cá nhân:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh ăn uống:

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt:

Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Quản lý phân:

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Điểm quan trọng nữa là các bà mẹ, cũng như giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo cần phát hiện sớm dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em, để có biện pháp ‘ứng cứu’ kịp thời nhất.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Nội dung chínhTriệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻĐiều trị bệnh tay chân miệng tại nhàPhòng bệnh tay chân miệng ở trẻ Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nội dung chínhTriệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻĐiều trị bệnh tay chân miệng tại nhàPhòng bệnh tay chân miệng ở trẻ Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu ...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chínhTriệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻĐiều trị bệnh tay chân miệng tại nhàPhòng bệnh tay chân miệng ở trẻ Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý ...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chínhTriệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻĐiều trị bệnh tay chân miệng tại nhàPhòng bệnh tay chân miệng ở trẻ Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top