Bé bị đầy bụng, nôn trớ là hiện tượng dễ mắc phải ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu rõ nguyên do sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc đưa ra phương pháp xử lí kịp thời, tranh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Bé bị đầy bụng nôn trớ có nguy hiểm không?
Trẻ bị nôn trớ đầy bụng không nguy hiểm: trong trường hợp này trẻ có thể bị đầy bụng, nôn trớ do sinh lí. Khi trẻ ăn phải thức ăn, uống loại sữa không hợp hay cách cho ăn, cho bú của người mẹ không đúng cách làm cho hệ tiêu hóa của trẻ phản ứng lại bằng các triệu chứng như đầy bụng và nôn, trớ, quấy khóc. Với những trường hợp trẻ bị nôn trớ, đầy bụng do sinh lí thì sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé nếu mẹ có sự thay đổi cách chăm sóc kịp thời, đúng cách. Trường hợp này thường gặp phổ biến ở trẻ sơ sinh sau khi ăn và có tới 20 50% là trẻ sẽ tự khỏi khi trẻ được 612 tháng tuổi.
Bé bị đầy bụng, nôn trớ và quấy khóc cần chú ý: đầy bụng, nôn trớ sẽ trở nên nguy hiểm nếu đây là các triệu chứng của một bệnh nào đó (nôn trơ, đầy bụng bệnh lí). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, bị trào ngược dạ dày, tắc ruột hay lồng ruột, viêm ruột…những bệnh này nếu không được xử lí kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ tiêu hóa của trẻ làm trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng, thấp bé, trí não chậm phát triển…nguy hiểm hơn có thể gây tử vong ở trẻ.
Nguyên nhân nào khiến bé bị đầy bụng, nôn trớ?
Có nhiều nguyên nhân được xem là khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng, nôn trớ. Tuy nhiên, các triệu chứng này được coi là do 2 nguồn nguyên nhân: nguyên nhân sinh lí và nguyên nhân bệnh lí.
1. Nguyên nhân sinh lí
Do trẻ dùng thức ăn không phù hợp: cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn cơm sớm, ăn thức ăn mà trẻ chưa có đủ khả năng tiêu hóa (đồ nhiều dầu mỡ, xôi nếp, bánh chưng…) nên thức ăn sẽ ứ đọng lại trong đường ruột của trẻ, bị lên men, sinh khí nên bụng trẻ sẽ bị đầy, chướng, căng lên và khiến trẻ bị nôn trớ khi mà bé ăn.
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm
Do mẹ cho trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa, ăn quá nhiều bữa trong một ngày dẫn tới thức ăn chưa đủ thời gian để tiêu hóa khi đi xuống ruột sẽ dễ khiến trẻ bị đầy bụng và nôn trớ (do bao tử của trẻ còn quá nhỏ không thể chứa được lượng lớn thức ăn cùng một lúc nên phải đẩy thức ăn ngược trở lại).
Do mẹ cho bé bú, cho bé ăn không đúng cách cũng là lí do khiến bé bị đầy bụng: cách pha sữa, việc cho trẻ bú bình hay tư thế của mẹ khi cho trẻ bú nếu không đúng cũng sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Với những bé tự dưng bị nôn trớ thì rất có khả năng liên quan tới nguyên nhân này.
2. Trẻ nôn trớ nguyên nhân do bệnh lí
Bé nôn trớ quấy khóc có thể do bị nhiễm khuẩn đường ruột gây ra viêm ruột, tiêu chảy, viêm phổi… khiến bé đột nhiên nôn trớ.
Trẻ bị trào ngược dạ dày: điều này có thể khiến trẻ bị nôn, trớ, đầy bụng ở mức bình thường, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường nhưng cũng có thể khiến trẻ bị tử vong.
Trẻ bị mắc một số bệnh: viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột…
Do đường tiêu hóa bị di tật bẩm sinh: Dị tật thực quản (thực quản bị ngắn, bị hẹp hay giãn to so với bình thường),
Hẹp phì đại môn vị (gây tắc, hẹp môn vị làm thức ăn khó đi xuống tá tràng) làm cho bé dễ bị nôn trớ hơn bình thường.