BÉ BỊ NÊN TRỚ KHI UỐNG THUỐC - Bé khỏe mẹ vui

BÉ BỊ NÊN TRỚ KHI UỐNG THUỐC

19/10/2017 | 9:50 Chiều   Lượt xem: 2037

Bé bị nôn trớ khi uống thuốc

Khi bé mắc bệnh, việc cha mẹ cho bé sử dụng thuốc để chữa trị là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu, chưa phát triển một cách hoàn thiện nên sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng không tốt nếu sử dụng thuốc quá liều lượng hoặc không đúng cách.. Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc bé bị nôn trớ khi uống thuốc có nên cho bé uống lại hay không và cách cho bé uống thuốc để bé không bị nôn như thế nào… Tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này các mẹ nhé!

Bé uống thuốc bị nôn có nên cho bé uống lại hay không?

Bé còn nhỏ, chức năng nuốt chưa được hoàn thiện nên việc bé bị sặc, có cảm giác khó chịu khi uống thuốc rất dễ làm bé bị nôn trớ. Hiện tượng này khá phổ biến và rất thường xuyên xảy ra. Vậy, khi sau khi bé uống thuốc bị nôn trớ thì có nên cho bé uống lại hay không? Câu trả lời là tùy vào khoảng thời gian sau khi mẹ cho bé uống thuốc. Nếu bé nôn ngay sau khi uống thuốc không lâu thì các mẹ nên bổ sung ngay lại lượng thuốc đó để đảm bảo hiệu quả chữa trị bệnh cho bé.

Cách cho bé uống thuốc để bé không bị nôn trớ

Rất nhiều bé sợ uống thuốc vì thuốc có vị đắng, khó uống gây nên hiện tượng bé bị nôn trớ. Để bé có thể uống thuốc, mẹ phải chú ý một số điều sau:

– Các mẹ có thể pha thêm một chút mật ong hoặc một chút nước trái cây vào thuốc để giảm vị đắng để bé dễ uống hơn. Mẹ chú ý pha với một lượng nước vừa phải để đảm bảo thuốc vẫn phát huy được tác dụng mẹ nhé.

– Mẹ tuyệt đối không pha chung thuốc với sữa để cho bé uống vì sữa có thể phản ứng với thuốc làm giảm tác dụng của thuốc hoặc làm phản tác dụng.

Khi cho bé uống thuốc, các mẹ chú ý nên để đầu bé ngẩng cao, mặt hơi nghiêng rồi mới đưa muỗng thuốc vào phía bên trong cằm bé. Các mẹ không nên cho thuốc vào quá nhanh cũng như lấy ra quá nhanh, mẹ nên chờ cho bé nuốt hết thuốc rồi hãy từ từ lấy thìa ra.

Bên cạnh đó, với những bé hơn 3 tuổi, đã có sự nhận thức và hiểu biết về những điều mẹ nói, mẹ hãy giải thích cho bé hiểu về lý do bé cần phải uống thuốc (chỉ khi uống thuốc thì bé mới nhanh hết bệnh và khỏe mạnh). Có thể lúc đầu, bé sẽ còn do dự, lo lắng nhưng với thái độ nghiêm túc của mẹ chúng tôi tin bé sẽ có thái độ và cách nhìn khác về việc uống thuốc. Điều này sẽ làm giảm tình trạng bé bị nôn trớ khi uống thuốc đấy mẹ ạ.

Ngoài lý do nôn trớ do uống thuốc, bé cũng có thể bị nôn trớ do đầy bụng, khó tiêu, táo bón… Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé sử dụng men vi sinh. Khi các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa của bé được cải thiện thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng. Probiotic có trong men vi sinh giúp đẩy lùi các hại khuẩn, cân bằng đường ruột, đem đến một hệ đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ hấp thu các dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể. Hơn nữa, men vi sinh còn có tác dụng kích thích bé ăn ngon miệng hơn, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Hi vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp thêm cho quý vị những thông tin hưu ích để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất. Chúc các bé yêu khỏe mạnh, lớn nhanh và phát triển một cách toàn diện!

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tr biếng ăn, bé b tiêu chytr táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top