Bí quyết chăm sóc bé từ 1 - 3 tuổi - Bé khỏe mẹ vui

Bí quyết chăm sóc bé từ 1 – 3 tuổi

28/02/2014 | 10:14 Sáng   Lượt xem: 2152

Bí quyết chăm sóc bé từ 1 – 3 tuổi

Ba mẹ băn khoăn mỗi khi trẻ không chịu ăn mà chỉ thích chơi với món ăn, trẻ đột nhiên ăn ít hơn thường lệ hay không thích ăn rau củ, trái cây. Nhiều trẻ chỉ thích ăn vặt và thường cáu giận khi ăn uống. Ba mẹ phải làm gì bây giờ?

Cha mẹ chính là người quyết định trẻ sẽ ăn món gì và khi nào. Còn trẻ con sẽ chọn ăn món gì, ăn bao nhiêu và khi nào sẽ ăn. Một chế độ ăn tốt đối với trẻ là ngày ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ. Những trẻ hay ăn vặt dần dần sẽ mất cảm giác ngon với bữa ăn chính. Ngoài ra, việc uống quá nhiều nước ép trái cây hoặc sữa giữa các bữa ăn chính có thể khiến trẻ biếng ăn.

Tạo thói quen ăn uống khoa học

Trẻ từ 1 tới 3 tuổi đang có sự thay đổi về các thức ăn và thói quen ăn uống. Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu làm quen các món ăn của người lớn. Sở thích ăn uống được hình thành từ sớm, do đó các bậc cha mẹ nên giúp trẻ tập ăn các thức ăn có lợi cho sức khỏe.

Bí quyết chăm sóc bé từ 1 - 3 tuổi

Ảnh: Sưu tầm Internet

Để kích thích sự thích thú của trẻ khi ăn uống, ba mẹ nên trình bày các món ăn có màu sắc hấp dẫn, ngộ nghĩnh, đa dạng về thành phần và mùi vị. Trẻ ở độ tuổi này không thể ăn nhiều (do dạ dày còn nhỏ), cho nên cần phải cho trẻ ăn các thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm hỗ trợ tăng trưởng tốt nhất. Hạn chế cho trẻ uống nước ép trái cây, nước ngọt và những thức ăn không có năng lượng.

Bí quyết cho trẻ 1-3 tuổi ăn

Cho trẻ ăn cùng món ăn trong cùng bữa với cả gia đình. Đó là cách để mẹ khuyến khích bé dùng bữa cũng như học cách ăn uống từ các thành viên khác trong gia đình.

Sắp xếp lịch ăn đều đặn cho trẻ: 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ. Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống, cảm giác no, đói trước các bữa ăn.

Cho trẻ ăn các món ăn tươi và đa dạng, cũng như đa dạng về hương vị, màu sắc và thành phần chế biến thực sự là cách hay để bé thấy hào hứng hơn đối với thức ăn.

Cho phép trẻ tự phản ứng theo những dấu hiệu cơ thể khi đói hoặc khi no – không nên ép ăn.

Cho trẻ ăn mỗi lần từng ít một các thực phẩm giàu dinh dưỡng, không ăn các thức ăn năng lượng cao nhưng ít dưỡng chất.

Tạo cảm giác vui vẻ trong khi ăn và tránh những thực phẩm có thể gây nghẹn như nho, bánh mì kẹp xúc xích, bỏng ngô, quả hạch, cà rốt sống và kẹo cứng.

Không nên cho trẻ uống nước ép trái cây hoặc các thức uống có đường.

Không nên uống trực tiếp từ chai, lọ mà nên đổ thức uống ra ly, thìa hay bát.

Ba mẹ cũng đừng quên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất để tăng cường quá trình tiêu thụ năng lượng và trao đổi chất.

Thực ra là hoàn toàn bình thường khi một trẻ bỗng trở nên khó chịu hay bướng bình với bữa ăn của mẹ. Khi những trận chiến ăn uống kiểu này xuất hiện, cha mẹ nên kiên nhẫn và tôn trọng mong muốn của trẻ nhưng vẫn đảm bảo trẻ được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top