Bí quyết lên thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi - Bé khỏe mẹ vui

Bí quyết lên thực đơn dinh dưỡng cho bé từ 1-3 tuổi

18/07/2016 | 10:43 Chiều   Lượt xem: 4290

Ở độ tuổi từ 1-3, bộ máy tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị rối loạn nếu ăn không đủ chất. Từ đó, bé có thể mắc các bệnh như: suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn… Để giải quyết vấn đề này, bài viết xin cung cấp đến các bậc phụ huynh bí quyết lên thực đơn dinh dưỡng cho các bé từ 1-3 tuổi

  1. Nguyên tắc chung

Bé cần khoảng 100-110 Kcal/kg năng lượng cho cân nặng mỗi ngày. Nó cung cấp qua các món ăn như: cháo, bột, cơm nát, bún… nấu kèm với các loại thức ăn giàu đạm như: trứng, cá , thịt, tôm, cua, đậu, lạc, vừng…

Ngoài ra, mẹ không nên bỏ qua dầu mỡ trong khẩu phần ăn của bé. Mỗi ngày, bé cần ăn 150 – 200g gạo nếu dùng bún, phở hoặc mỳ thì rút bớt gạo đi.

Để lên được thực đơn đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé, các mẹ nên tìm hiểu về 4 nhóm dinh dưỡng sau:

giúp trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh

  1. Chất đạm

Chất đạm là thành phần của các hooc-mon, tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể giúp bé tăng trưởng và phát triển trí tuệ.

Nếu thiếu chất đạm, bé sẽ còi cọc, chậm lớn và kém thông minh. Nhưng khi ăn quá nhiều sẽ cũng sẽ gây gánh nặng lên cho thận và có thể gây táo bón. Đạm chỉ được hấp thu tốt nhất khi tỷ lệ bột đường và chất béo được cân bằng. Rau xanh cũng rất quan trọng – nó giúp bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Bé cần 2 – 2,5g đạm/kg cân nặng mỗi ngày. Số gam đạm trong 100 gam thực phẩm là: thịt bò hoặc thịt lơn, thịt gà nạc có 20-21 gam, cá, cua, tôm (16-18g), trứng gà, trứng vịt (13-14g), đậu phụ 9g.

  • Một ngày bé cần 120-150g thịt hoặc 150-200g tôm, cá hay 300g đậu phụ. Còn trứng thì có lượng đạm tương đương 30g thịt nạc.
  1. Chất béo

Dầu, mỡ giúp thức ăn mềm, lỏng tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, K, D.

Ở độ tuổi từ 1-3, bé cần khoảng 30-40g dầu mỡ một ngày, có thể cho 1-2 thìa dầu mỡ vào cháo hoặc bột của bé. Nếu bé đã ăn cơm thì cho dầu, mỡ vào nấu đồ ăn. Nên cho bé ăn cả dầu và mỡ, nhất là các loại mỡ gia cầm ngan, vịt, gà… vì có chứa nhiều axit béo chưa no cần cho sự phát triển các tế bào não.

  1. Các vitamin

Mẹ cần chú ý tới những loại vitamin sau:

  • Vitamin A: bảo vệ da, niêm mạc, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, tăng sức đề kháng cho cơ thể bé. Ở lứa tuổi này bé cần 400mcg/ngày, nó có trong trứng, sữa, gan, dầu gan các, rau ngót, rau muống, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau giền…
  • Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi, photpho để phát triển và duy trì hệ xương vững chắc, chống còi xương ở trẻ. Cần 400 UI/ngày vitamin D cho bé.
  • Vitamin C: tăng cường hấp thu dưỡng chất sắt, chống thiếu máu, chống bệnh chảy máu chân răng, giữ cho thành mạch vững chắc. Bé cần 30 – 60mg/ngày vitamin C.
  1. Các chất khoáng

Canxi và photpho có tác dụng giúp tạo xương, tạo răng và đảm bảo chức năng thần kinh và đông máu bình thường. Bé cần 500-600mg canxi mỗi ngày. Canxi có nhiều trong các loại tôm, cua, cá, ốc, trai, sữa… còn photpho có nhiều trong các loại ngũ cốc. Lưu ý, giữa canxi và photpho phải có một tỷ lệ thích hợp thì cơ thể bé mới hấp thu được.

Ngoài các chất dinh dưỡng ở trên thì cơ thể bé còn cần các chất xơ để giúp hệ tiêu hóa đào thải chất cặn bã nhanh hơn, phòng chống táo bón. Mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ cải và trái cây chín.

Có thể cho bé uống thêm men vi sinh sản xuất theo công nghệ Lab 2 Pro để bảo vệ những vi khuẩn có lợi tới đúng nơi cần tới giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Mỗi ngày, mẹ cần cho bé uống 1 – 1,2 lít nước, nên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước hoa quả, nước rau luộc… tránh các đồ uống có ga.

Chúc mẹ có được một thực đơn chăm bé hợp lý và khoa học!

  • Cách chữa bệnh viêm mũi, viêm họng ở trẻ không cần dùng thuốc
  • Nội dung chínhNguyên tắc chungChất đạmChất béoCác vitaminCác chất khoáng Vào thời điểm giao mùa trẻ rất dễ mắc bệnh viêm mũi, viêm họng nhưng việc dùng thuốc lại bị hạn chế đặc biệt là thuốc kháng sinh vì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé sau này. Vì...
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoáTrẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhNguyên tắc chungChất đạmChất béoCác vitaminCác chất khoáng Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì ...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhNguyên tắc chungChất đạmChất béoCác vitaminCác chất khoáng Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhNguyên tắc chungChất đạmChất béoCác vitaminCác chất khoáng Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhNguyên tắc chungChất đạmChất béoCác vitaminCác chất khoáng Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm ...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top