Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày.
Tiêu chảy cấp xảy ra đột ngột kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).
Tiêu chảy kéo dài là khi bị tiêu chảy trên 2 tuần hoặc nhiều hơn.
Sự nguy hiểm của tiêu chảy
Tiêu chảy cấp: Mất nước và điện giải, làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến truỵ tim mạch và có thể tử vong.
Tiêu chảy kéo dài thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi.
Điều trị tiêu chảy: Trẻ bị tiêu chảy cần được khám và điều trị theo nguyên nhân. Bù nước kịp thời sau mỗi lần tiêu chảy giúp trẻ tránh được tình trạng mất nước và tử vong, đồng thời tăng cường đào thải tác nhân gây bệnh. Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để trẻ nhanh hồi phục, tránh tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng.
Bù nước và điện giải:
Phòng mất nước ngay tại nhà: bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường như ORS, nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
Số lượng dung dịch cần cho uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài là:
- Trẻ dưới 2 tuổi: 50-100ml
- Trẻ từ 2-10 tuổi: 100-200ml
- Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu
ORS (Oresol): là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước và điện giải
Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha
Đổ bột gói vào một cái bình ấm hay ấm tích nước sạch. Đong một lít nước sạch (hoặc một lượng nước thích hợp với từng loại gói được dùng), tốt nhất là nước đun sôi để nguội, trong trường hợp không thể có được thì dùng nước nào sạch nhất. Đổ nước vào bình chứa và ngoáy kỹ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn. Đậy bình lại và cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và pha lại dung dịch mới.
Trường hợp trẻ mất nước nặng : Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uống nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch.

Chế độ ăn của trẻ khi bị tiêu chảy
Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ, ăn càng sớm càng tốt ngay khi trẻ có thể ăn:
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.
Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi
Giờ |
Ngày thứ 1 |
Ngày thứ 2 |
Ngày thứ 3+4 |
6h |
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo cà rốt: 100-150ml |
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo cà rốt hoặc sữa đậu tương 10%: 120-180ml |
Bú mẹ hoặc sữa bò loãng ¾ so với bình thường (pha với nước cháo): 150-200ml |
9h |
– Bột thịt gà nạc + gà cốt
+ Bột gạo: 2 thìa cà phê
+ Thịt gà nạc: 20g (2 thìa)
+ Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
+ Dầu ăn ½ thìa (2,5ml)
– Chuối nghiền ½ quả |
– Bột thịt gà nạc + gà cốt
+ Bột gạo: 2 thìa cà phê
+ Thịt gà nạc: 20g (2 thìa)
+ Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
+ Dầu ăn ½ thìa (2,5ml)
– Chuối nghiền ½ quả |
– Bột thịt gà + cà rốt
+ Bột gạo: 3 thìa
+ Thịt gà nạc 30g
+ Cà rốt nghiền 2 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa |
12h |
Giống bữa 6h |
Giống bữa 6h |
Giống bữa 6h |
15h |
– Bột thịt lợn nạc + cà rốt
+ Bột gạo 2 thìa
+ Thịt lợn thăn 20g
+ Cà rốt nghiền 2 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Táo nghiền ½ quả |
– Bột thịt lợn nạc + gà cốt
+ Bột gạo: 2 thìa cà phê
+ Thịt gà nạc: 20g (2 thìa)
+ Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
+ Dầu ăn ½ thìa
– Chuối nghiền ½ quả |
– Bột thịt lợn nạc + cà rốt
+ Bột gạo 3 thìa
+ Thịt nạc 30g
+ Cà rốt nghiền 2 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Táo nghiền ½ quả |
18h |
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo hoặc sữa đậu tương (100-150ml) |
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo hoặc sữa đậu tương 10%(120-180ml) |
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo hoặc sữa đậu tương 150-180ml |
Từ 21h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Ghi chú:
- Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
- Trẻ ăn sữa bò ỉa chảy tăng thêm thì thay bằng sữa đậu tương 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil, Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ.
- Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt ỉa chảy quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.
Đối với trẻ từ 7-12 tháng
Giờ |
Ngày thứ 1 |
Ngày thứ 2 |
Ngày thứ 3+4 |
6h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
9h |
– Bột thịt gà + cà rốt
+ Bột gạo: 3 thìa
+ Thịt gà 25g
+ Cà rốt nghiền 3 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Hồng xiêm nghiền ½ quả |
– Bột thịt gà + cà rốt
+ Bột gạo3 thìa
+ Thịt gà 25g
+ Cà rốt nghiền 3 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Táo nghiền ½ quả |
– Bột thịt gà + cà rốt
+ Bột gạo: 3 thìa
+ Thịt gà nạc 30g
+ Cà rốt nghiền 2 thìa
– Dầu ăn ½ thìa |
12h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
14h |
– Bột thịt lợn + cà rốt
+Bột gạo 3 thìa
+ Thịt nạc thăn 25g
+ Cà rốt nghiền 3 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Chuối chín ½ quả |
– Bột thịt lợn + cà rốt
+ Bột gạo 3 thìa
+ Thịt nạc thăn 25g
+ Cà rốt nghiền 3 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Chuối chín ½ quả |
– Bột thịt nạc + cà rốt
+ Bột gạo 4 thìa
+ Thịt nạc 30g
+ Cà rốt nghiền 30g (3 thìa)
+ Dầu ăn ½ thìa
+ Nước giá đỗ 15ml (20g giá đỗ)
– Hồng xiêm ½ quả |
16h |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
18h |
– Bột thịt gà + cà rốt
+ Bột gạo 3 thìa
+ Thịt gà 25g
+ Cà rốt nghiền 3 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Hồng xiêm nghiền ½ quả |
– Bột thịt gà + cà rốt
+ Bột gạo 3 thìa
+ Thịt gà 25g
+ Cà rốt nghiền 3 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
– Táo nghiền ½ quả |
– Bột thịt gà + cà rốt
+ Bột gạo 4 thìa
+ Thịt gà 30g
+ Cà rốt nghiền 3 thìa
+ Dầu ăn ½ thìa
+ Giá đỗ 20g (xay nhỏ lọc lấy 150ml nước nấu bột).
– Hồng xiêm nghiền ½ quả |
Từ 21h đến sáng hôm sau |
Bú mẹ |
Bú mẹ |
Bú mẹ |

Ghi chú:
- Nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thay các bữa bú mẹ bằng sữa bột công thức pha với nước cháo + cà rốt nghiền mỗi bữa từ 100-150ml, trẻ nôn hoặc ăn ít cho tăng số bữa.
- Không có sữa bò hoặc sữa bột cho trẻ ăn sữa đậu tương 10% (100g đậu tương/1 lít sữa).
- Từ ngày thứ 5 trở đi trẻ bớt ỉa chảy quay dần sang chế độ ăn bình thường.
Đối với trẻ trên 1 tuổi
Giờ |
Ngày thứ 1 +2 |
Ngày thứ 3 + 4 |
6h |
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml |
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml |
9h |
– Cháo thịt gà + cà rốt
+ Gạo 30g (1 vốc tay)
+ Thịt gà 30g, Cà rốt 50g
+ Dầu ăn 1 thìa (5g)
+ Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước cháo |
– Cháo thịt lợn nạc + cà rốt
+ Gạo 30g
+ Thịt nạc 30g
+ Cà rốt 30g
+ Dầu ăn 5g
+ Giá đỗ 20g |
11h |
– Bú mẹ hoặc sữa pha với nước cháo cà rốt
– Chuối tiêu nghiền 1 quả |
– Bú mẹ hoặc sữa pha với nước cháo cà rốt
– Hồng xiêm nghiền 1 quả |
13h |
– Cháo thịt gà + cà rốt
+ Gạo 30g (1 vốc tay)
+ Dầu ăn 1 thìa (5g)
+ Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước cháo |
– Cháo thịt lợn nạc + cà rốt
+ Gạo 30g
+ Thịt nạc 30g
+ Cà rốt 30g
+ Dầu ăn 5g
+ Giá đỗ 20g |
15h |
– Sữa bò hoặc sữa đậu tương: 200ml
– Táo nghiền 1 quả |
– Sữa bò hoặc sữa đậu tương: 200ml
– Chuổi tiêu 1 quả |
17h |
– Cháo thịt nạc + cà rốt
+ Gạo 30g
+ Thịt nạc 30g, cà rốt 30g
+ Dầu ăn 5g
+ Giá đỗ 20g |
– Cháo thịt gà + cà rốt
+ Gạo 30g (1 vốc tay)
+ Thịt gà 30g, Cà rốt 50g
+ Dầu ăn 1 thìa
+ Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước cháo |
20h |
Bú mẹ hoặc ăn với sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml |
Bú mẹ hoặc ăn với sữa bò pha loãng ½ với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu tương 200ml |
Bổ sung men vi sinh để nhanh khỏi tiêu chảy
Ở trẻ bị tiêu chảyhệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng, vi khuẩn có hại chiếm ưu thế, lấn át vi khuẩn có lợi. Đồng thời niêm mạc ruột bị tổn thương nên sản xuất men lactase kém thường gây nên tình trạng tiêu chảy, đầy bụng khi uống sữa, trong khi trẻ nhỏ nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là sữa.
Bổ sung men vi sinh để tăng cường vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây tiêu chảy như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng. Bên cạnh đó men vi sinh giúp tiêu hóa đường Lactose trong sữa, giảm số lần tiêu chảy, giúp bé tăng cân tốt hơn.
Nên chọn men vi sinh chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics, có nguồn gốc tự nhiên, sản xuất theo công nghệ bao kép hiện đại nhất Lab2pro, giúp bảo vệ vi khuẩn chống chịu được các tác động của môi trường acid trong dạ dày và dịch mật bảo đảm đủ lượng vi khuẩn đến đích là ruột già để phát huy tác dụng.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn, bé bị tiêu chảy, trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.