Các bệnh lý về răng trẻ thường gặp | Bé khỏe mẹ vui

Các bệnh lý về răng trẻ thường gặp

30/07/2014 | 3:36 Chiều   Lượt xem: 1502

Thời tiết chuyển mùa cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt kém khoa học rất dễ gây những vấn đề răng miệng ở trẻ.

Sâu răng, viêm tủy răng và abse răng

Do thói quen ănh nhiều bánh kẹo trước khi ngủ cũng như trẻ em chưa có ý thức bảo vệ răng mà sâu răng là hiện tượng mà rất nhiều trẻ em gặp phải. Khi sâu răng không được chữa trị kịp thời dẫn đến biến chứng gây viêm tủy răng.

Các bệnh lý về răng trẻ thường gặp

Ảnh: Sưu tầm Internet

Ba mẹ nên chăm sóc răng miệng trẻ để trẻ không bị sâu răng

Biểu hiện lâm sàng:

– Sâu men: Men bị axit phá hủy. Răng ê buốt nhẹ thoáng qua. Xử trí: Đánh răng thuốc có fluor.

– Sâu ngà: Axit phá hủy xuống ngà răng. Trẻ bị ê buốt nhiều khi uống nước nóng lạnh hay khi ăn nhai. Xử trí: Phải đi hàn răng.

– Viêm tủy: Sâu răng nặng đã lan tới tủy răng. Đau nhức từng cơn tự nhiên kể cả khi không nhai, đau nhiều từng cơn về đêm. Xử trí: Chữa tủy răng.

– Viêm cuống răng – abse lợi vùng răng tương ứng. Đau nhức tự nhiên, liên tục có sưng tấy mủ vùng lợi răng hay sưng tấy mặt bên răng đau.

Xử trí:

– Răng sữa: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sưng tấy lần đầu có thể điều trị kháng sinh và bảo tồn răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi sưng tấy nhiều lần thì phải nhổ răng.

– Răng vĩnh viễn: Cố gắng chữa răng bảo tồn.

Răng mọc lệch lạc

Nhiều trẻ nhỏ mắc phải hiện tượng này, ba mẹ nên có hiểu biết để giúp con phòng tránh và khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân:

– Do cung hàm quá hẹp.

– Răng vĩnh viễn mọc thiếu chỗ.

– Do nhổ răng sữa sớm dẫn đến xô lệch răng.

Xử trí:

– Nhổ răng sữa.

– Chỉnh nha thẩm mỹ (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

Cách chăm sóc và dự phòng các bệnh răng miệng cho trẻ:

– Đánh răng thường xuyên: 2 lần/ngày từ lúc trẻ 3 tuổi.

– Dùng kem đánh răng có flour.

Thiểu sản men răng

Biểu hiện lâm sàng: Răng mất men, gồ ghề, màu vàng xám, dễ mủn nát và gãy răng.

Xử trí:

– Hàn răng nếu thiểu sản men trên thân răng để lại hố sâu.

– Cho bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ tai mũi họng).

– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

– Ăn uống đủ chất: Đặc biệt là bổ sung canxi (theo chỉ định của bác sĩ răng hàm mặt) đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhSâu răng, viêm tủy răng và abse răngRăng mọc lệch lạcThiểu sản men răng Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhSâu răng, viêm tủy răng và abse răngRăng mọc lệch lạcThiểu sản men răng Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhSâu răng, viêm tủy răng và abse răngRăng mọc lệch lạcThiểu sản men răng Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhSâu răng, viêm tủy răng và abse răngRăng mọc lệch lạcThiểu sản men răng Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top