Các bệnh trẻ dễ mắc phải khi giao mùa và cách phòng tránh - Bé khỏe mẹ vui

Các bệnh trẻ dễ mắc phải khi giao mùa và cách phòng tránh

27/03/2019 | 11:05 Sáng   Lượt xem: 1131

Thời điểm giao mùa xuân – hè với khí hậu nóng lạnh thất thường, chênh lệnh nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lớn cùng với độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thích hợp cho virus, vi khuẩn và các mầm bệnh tấn công con người, đặc biệt là trẻ nhỏ do hệ miễn dịch yếu. Dưới đây là một số căn bệnh “đến hẹn lại lên” mà trẻ hay gặp vào thời điểm giao mùa này:

1. Bệnh đường hô hấp

Trẻ nhỏ thường nhạy cảm với thời tiết hơn, do đó chúng dễ ốm hơn so với trẻ lớn và người trưởng thành. Khi thời tiết chuyển mùa trẻ dễ mắc một số chứng như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm xoang, viêm amidan… Các bệnh này thường có chung một số triệu chứng điển hình như nghẹt mũi, chảy nước mũi, có thể kèm theo sốt, ho, đau họng,… khiến mẹ dễ nhầm lẫn khi điều trị. Hơn nữa, một khi trẻ mắc bệnh, bệnh thường kéo dài và tiến triển nặng hơn so với người lớn.

Ở những trẻ có tiền sử hen phế quản, việc mắc các bệnh đường hô hấp là nguyên nhân trực tiếp khiến hen tái phát. Do đó mẹ nên chú ý phòng bệnh và tăng cường đề kháng cho trẻ trong thời điểm này.

2. Bệnh đường tiêu hóa

Thời tiết nóng ẩm không chỉ là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển và tấn công cơ thể trẻ mà chúng còn tấn công vào nguồn thức ăn xung quanh trẻ. Do vậy, giai đoạn này, trẻ dễ mắc các bệnh như tiêu chảy do Rota virus, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa,…với triệu chứng điển hình là tiêu chảy. 

Biến chứng nguy hiểm nhất khi trẻ tiêu chảy là mất nước, mất điện giải quá nhiều, có thể dẫn tới trụy mạch, tử vong nhanh chóng nếu không được bù nước kịp thời.

Để phòng ngừa tình trạng mất nước, mẹ nên bù nước, điện giải bằng dung dịch oresol theo hướng dẫn hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu bé mệt nhiều.

3. Bệnh sốt xuất huyết

Khí hậu nóng lạnh thất thường, trời ẩm ướt là điều điện cho nhiều loại muỗi phát triển, thổi bùng dịch sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày sau đó xuất hiện các biểu hiện như: sốt cao kèm đau đầu, buồn nôn, nôn, sưng hạch bạch huyết, đau mỏi cơ, phát ban. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sốt xuất huyết có thể để lại nhiều di chứng và có thể dẫn tới tử vong.

Để phòng chống dịch sốt xuất huyết cần vào thời điểm giao mùa, mẹ cần giữ môi trường sống của gia đình thật sạch sẽ, khô thoáng, tiêu diệt các ổ lưu trú của muỗi và luôn cho bé ngủ trong màn.

4. Bệnh dị ứng

Ngày nay, dị ứng được coi là căn bệnh phổ biến do ô nhiễm môi trường cùng với sự gia tăng dân số. Trẻ em có hệ miễn dịch non nớt nên khả năng bị dị ứng rất cao.

Phấn hoa, nấm mốc, thức ăn,…là các tác nhân phổ biến gây dị ứng với các biểu hiện điển hình là hắt hơi, chảy nước mắt, mẩn đỏ, sưng nề,…nặng hơn có thể gây khó thở, trụy mạch.

Vậy nên, với trẻ nhỏ hoặc trẻ đã có tiền sử dị ứng, mẹ nên cho bé tránh xa các tác nhân dị ứng, hoặc đưa trẻ tới các cơ sở dị ứng và miễn dịch lâm sàng để khám và tư vấn nếu chưa xác định được tác nhân cụ thể gây dị ứng cho trẻ.

5. Bệnh viêm giác mạc

Virus gây bệnh viêm giác mạc thường bùng nổ từ thời điểm mùa xuân trở đi. Trẻ bị viêm giác mạc thường xuyên chảy nước mắt, đau, ngứa, mẩn đỏ, xuất hiện những cụm mụn nước li ti phía bên trong mắt.

Để phòng tránh viêm giác mạc, mẹ nên cho trẻ đeo kính chắn bụi và hạn chế đưa trẻ đến nơi tụ tập đông người.

6. Bệnh ngoài da

Thủy đậu là bệnh thường gặp nhất và dễ nhận biết nhất ở trẻ nhỏ do một loại virus mang tên  Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra. Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau thời gian ủ bệnh (khoảng 10-20 ngày kể từ thời điểm trẻ nhiễm virus do tiếp xúc) với các triệu chứng nhưn ho, sốt, đau đầu,… sau đó mới xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước. Sau 2-3 ngày, những nốt phỏng này sẽ vỡ ra và đóng vảy.

Thủy đậu chỉ phòng tránh được bằng cách tăng cường miễn dịch, vệ sinh cá nhân và tiêm phòng vaccine. 

Phòng tránh bệnh giao mùa cho trẻ

Để chủ động phòng ngừa các bệnh giao mùa cho trẻ, mẹ nên lưu ý một số nguyên tắc ưu tiên sau:

  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C từ các nguồn thực phẩm tự nhiên (như hoa quả, rau củ,…) để tăng cường sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ, tiêm phòng vaccine đầy đủ theo độ tuổi.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ, diệt các nơi khu trú của nguồn bệnh như thùng chứa nước đọng, ao tù,..
  • Tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng cho trẻ như phấn hoa, côn trùng…
  • Đối với các bệnh đường hô hấp: mẹ chú ý giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, đặc biệt là tại các vùng cổ, ngực, bụng, tay, chân,.. Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Không cho trẻ tắm quá lâu, chuẩn bị đủ nước ấm khi tắm và khăn khô sau khi tắm, thay bỉm, tã thường xuyên tránh để trẻ bị lạnh.
  • Nhỏ mũi hằng hằng bằng nước muối sinh lý, đánh tưa lưỡi thường xuyên hoặc đưa trẻ đi khám nếu tưa lưỡi trắng nhiều.
  • Tăng cường sức khỏe đường ruột. Khoảng 80% miễn dịch cơ thể nằm tại đường ruột, do đó mẹ nên lưu ý chăm sóc đường ruột cho trẻ bằng cách sử dụng nguồn thực phẩm sạch, ăn sạch, uống sạch, bổ sung lợi khuẩn từ men vi sinh như men vi sinh Golden Lab (tìm hiểu thêm về sản phẩm – https://sanpham.goldenlab.vn/) thường xuyên để tăng cường miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm mốc, độc tố thức ăn…
  • Mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng như sữa non, immune alpha giúp bé có sức đề kháng tốt, tránh gặp phải tình trạng ốm vặt khi trong giai đoạn giao mùa này. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều sản phẩm tăng sức đề kháng để mẹ lựa chọn cho bé, tiêu biểu như sản phẩm cốm vi sinh Pre-vipteen 2 vừa bổ sung sữa non, Immune Alpha mà còn bổ sung thêm canxi giúp bé cao lớn, khỏe mạnh.
Rate this post
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    MEN VI SINH GOLDEN LAB KHUYẾN MẠI ? MUA 1 TẶNG 1 (ÁP DỤNG ĐẾN HẾT THÁNG 6/2020)

    CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ MÙA DỊCH COVID-19 (Áp dụng với sản phẩm Golden Lab) Kính gửi:  QUÝ KHÁCH HÀNG Hiện nay, dịch Covid-19 tại Việt Nam vẫn còn diễn biến phức tạp. Để giúp khách hàng có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ tăng hấp ...

    Ăn tốt nhưng không tăng cân – Là do bé hay do mẹ?

    Không chỉ những đứa trẻ biếng ăn mới khiến cha mẹ lo lắng mà chính những đứa trẻ ăn nhiều mà không lên cân cũng là một nỗi lo không kém của cha mẹ. Hiểu được nguyên nhân và có những cách giải quyết đặc hiệu là điều mong mỏi của các bậc cha mẹ....

    “Bắt bệnh” ngay chứng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ

    Bé yêu rất dễ bị đầy bụng khó tiêu mỗi ngày do cơ địa hoặc sai lầm của mẹ trong chế độ ăn uống. Mỗi khi bị đầy bụng, bé sẽ vô cùng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, còn mẹ thì vò đầu bứt tóc vì không biết có...

    Thực phẩm và các thành phần nên tránh khi chế biến thức ăn cho trẻ

    Trẻ con vốn dĩ không phải là người lớn thu nhỏ. Do vậy, một chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là rất khác so với người lớn. Do một số cơ quan trên cơ thể chưa hoàn thiện hoàn toàn nên có một số thành phần và các...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top