CÁC MẸ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON MÌNH BỊ CÒI XƯƠNG - Bé khỏe mẹ vui

CÁC MẸ LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON MÌNH BỊ CÒI XƯƠNG

02/04/2016 | 5:30 Chiều   Lượt xem: 1559

Còi xương là một biểu hiện của rối loạn xương thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Nguyên nhân chính của bệnh còi xương là do thiếu vitamin D. Không có đủ canxi trong chế độ ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh còi xương, biểu hiện ở việc nôn mửa và tiêu chảy.

Trẻ bị bệnh thận và bệnh gan cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh còi xương do ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và photpho trong cơ thể.

Trẻ bị còi xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hay những di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình trong tương lai. Có thể kể ra ở đây những di chứng trẻ có thể gặp phải như:

  • Tăng nguy cơ gãy xương do xương mềm và yếu
  • Lồng ngực bị biến dạng, gù, vẹo cột sống
  • Chân tay cong vẹo
  • Khung chậu hẹp
  • Chiều cao khiêm tốn
  • Bé gái có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai

 

giup con cao lon dat chuan quoc te theo do tuoi

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ thường chủ quan, vô tình con mình bị còi xương nhưng không hay biết. Vậy làm thế nào để biết được con bạn có bị còi xương hay không? Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê các biểu hiện thường gặp, các mẹ hãy xem và chú ý đến biểu hiện trên các con nhé.

  • Trẻ hay khóc quấy, ngủ không ngon, giật mình khi ngủ.
  • Trẻ thường bị đau cánh tay, chân, xương chậu hoặc cột sống
  • Trẻ chậm phát triển, chậm lớn
  • Trẻ bị gãy xương hay bị chuột rút
  • Trẻ có các dị tật về răng như: chậm mọc răng, men răng có lỗ, khiếm khuyết trong cấu trúc răng và hay bị sâu răng
  • Trẻ có các dị tật xương: hình dạng hộp sọ không bình thường, xương ức bị nhô, cong cột sống, xương chậu dị tật.
  • Trẻ chậm phát triển: chậm biết lẫy, biết bò, biết đi…

Nếu các bé có những biểu hiện như trên, các mẹ hãy cho con đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có liệu trình chữa bệnh kịp thời. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cái thiện để phòng chống còi xương cho con mình bằng cách:

  • Cho trẻ tắm nắng hàng ngày trước 9h sáng để trẻ được hấp thụ vitaminD tự nhiên nhất.
  • Cho trẻ uống vitamin D theo liều lượng từ các bác sĩ.
  • Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi, thực phẩm chứa nhiều canxi, đặc biệt các chế phẩm chứa canxi dạng nano để được hấp thụ tốt nhất đồng thời cũng hạn chế các tác dụng phụ khi cho trẻ uống quá nhiều canxi. Uống quá nhiều cũng gây hại cho trẻ phải không nào?
  • Cho trẻ bú mẹ, hạn chế dùng sữa ngoài.

Hi vọng với bài viết này, các mẹ có thể phát hiện kịp thời con mình có bị còi xương hay không và sớm có biện pháp phòng chống còi xương cho trẻ, tạo điều kiện cho sự phát triển hoàn hảo của trẻ.

  • Thực đơn cho bé từ 8 ,9 đến 12 tháng tuổi
  • (Bekhoemevui.vn) Thực đơn cho bé 8 – 9 – 10 – 11 – 12 tháng tuổi Thực đơn cho bé giống như một công thức vàng giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Tiếp tục loạt bài về thực đơn cho bé theo độ tuổi, sau đây, bài viết xin đưa ra...
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top