Các tương tác giúp bé thông minh hơn | Bé khỏe mẹ vui

Các tương tác giúp bé thông minh hơn

20/06/2014 | 2:19 Chiều   Lượt xem: 2989

Các tương tác giúp bé thông minh hơn

Trí thông minh của trẻ không chỉ có gen quy định mà đó là sự luyện tập mỗi ngày, tương tác trong cuộc sống, với cha mẹ giúp bé lanh lợi hơn. Vậy đâu là các tương tác giúp trẻ thông minh mỗi ngày?

Trí não của trẻ phát triển mạnh mẽ nhất trong 2 năm đầu đời. Các nghiên cứu cho thấy các tác động tới trí tuệ trong thời gian này có khả năng đánh thức tiềm năng học hỏi của trẻ cực tốt. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, các tương tác khoa học sau đây sẽ giúp bé yêu có sự bứt phá trong phát triển trí tuệ so với bạn bè cùng trang lứa.

Âm nhạc thông minh

Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trí não của trẻ đã rất nhạy cảm với âm nhạc. Đặc biệt, nhạc hòa tấu và lời mẹ ru có tác dụng rất bổ ích giúp trí não trẻ phát triển mạnh mẽ. Khi được mẹ ru hoặc nghe nhạc, trẻ ít quấy khóc hơn và ngủ ngon hơn.

Các tương tác giúp bé thông minh hơn

Ảnh: Sưu tầm Internet

Bé yêu thông minh hơn mỗi ngày là mong ước của ba mẹ

Ngôn ngữ thông minh

Ngôn ngữ thông minh sẽ kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi trẻ phát triển tốt ngôn ngữ thì cũng có nghĩa rằng trẻ sẽ có sự phát triển các kỹ năng xã hội, kích thích sự vận động của não bộ và kỹ năng giải quyết các vấn đề của trẻ cũng tốt hơn. Chính vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, đọc sách và hát ru cho trẻ nghe.

Trò chơi thông minh

Các trò chơi thông minh sẽ kích thích khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ mà còn phát triển thể lực cho trẻ. Các trò chơi ghép hình, đồ hàng, hay các trò chơi vận động đều có tác dụng tăng cường thể chất cho bé.

Ngoài ra, ngay trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng có thể kích thích trí thông minh của trẻ từ các thói quen đơn giản sau:

  • Giao tiếp bằng mắt với con: bất cứ khi nào nói chuyện với con ba mẹ nhớ nhìn thẳng vào mắt con nhé.
  • Cho bú mẹ càng lâu càng tốt. Các nghiên cứu cho thấy em bé được bú mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn, nhất là khi được bố mẹ dành thời gian chăm sóc, quan tâm, thường xuyên âu yếm, vuốt ve.
  • Biểu cảm mặt khi nói: Đó là cách hiệu quả giúp bé yêu nhận thức sớm về người thân xung quanh và cảm xúc của họ. Các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, chỉ 2 ngày sau khi sinh là các bé đã có thể bắt chước các cử động cơ mặt đơn giản của người đối diện.
  • Cho bé soi gương: là cách rất hay để trẻ nhận biết các đặc điểm, bộ phận trên cơ thể. Ban đầu trẻ chưa thể nhận ra đó chính là bản thân mình, nhưng sau đó trẻ hoàn toàn có thể thấy sự quen thuộc ở trong gương.
  • Trò chơi tìm kiếm sự khác biệt, giúp trẻ nhận thức đồ vật xung quanh, nhận mặt chữ cũng như là học đọc tốt hơn.
  • Hát cho bé nghe không chỉ tập cho trẻ khả năng ghi nhớ, dạy bé hát còn kích thích khả năng học toán của trẻ một cách hiệu quả.
  • Mỗi khi thay tã, thay đồ cho con, mẹ hãy nói cho con về các bộ phận của cơ thể của mình.
  • Mỗi khi chuẩn bị làm gì, mẹ hãy nói với con. Ví dụ như thông báo “Bây giờ mẹ tắt đèn nhé”, trước khi tắt công tác. Đó là cách đơn giảm giúp bé yêu hiểu về nguyên nhân và kết quả.
  • Đọc đi đọc lại một cuốn chuyện. Đây là cách giúp bé yêu học ngôn ngữ tốt hơn
  • Chơi ú òa, giúp bé học về sự xuất hiện và biến mất.
  • Cho trẻ cầm, nắm, chạm vào các đồ vật để cảm nhận về kết cấu và vật thể.
  • Tạo cuốn album gia đình để các bé học cách ghi nhớ và cảm giác thân thiện với cả gia đình.
  • Tập cho bé đếm mọi thứ…
  • Cho bé học cách lựa chọn

Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà bé yêu có thể học được từ rất sớm. Mọi thứ ba mẹ cần làm là cho bé động não nhiều hơn. Khi trí não chăm chỉ hoạt động thì trẻ cũng sẽ lanh lợi và thông minh hơn.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top