Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Bên cạnh hai yếu tố lớn nhất là giới tính và di truyền, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng cũng được xem xét là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc trẻ cao hay thấp.
Nếu thực sự lo lắng và quan tâm đến vấn đề chiều cao, cân nặng của con trẻ, các phụ huynh nên trao đổi với các bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn các biện pháp cụ thể nhất. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển chiều cao của trẻ.
Khi một đứa trẻ được sinh ra, đứa trẻ sẽ được nhận AND từ cả cha và mẹ của mình. Một nguyên tắc chung khi xác định chiều cao của một đứa trẻ là họ thường nhìn vào chiều cao của cha và mẹ đứa trẻ. Thông thường, đứa trẻ sẽ có chiều cao ở mức trung bình giữa bố và mẹ, cao hơn mẹ và thấp hơn bố. Ngoài ra, các bạn cũng có thể ước lượng chiều cao trung bình của trẻ theo gen theo công thức sau:
Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2
Chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15cm) + chiều cao mẹ) / 2
Điều này cũng được áp dụng với chiều cao của ông bà của hai bên nội, ngoại khi bạn muốn tính chiều cao của con bạn.

Giới tính cũng là yếu tố quyết định đến quá trình phát trình của trẻ. Đa phần, các bé gái thường cao hơn bé trai, tuy nhiên, đến giai đoạn dậy thì, các bé nam cao rất nhanh và vượt so với các bé gái. Và khi ở giai đoạn trưởng thành, đa phần người nữ sẽ thấp hơn người nam ở cùng độ tuổi.
Hẳn nhiên, có một điều quan trọng mà chúng ta cần phải thừa nhận đó là, ngay cả một chế độ ăn dinh dưỡng nhất cũng không hoàn toàn có thể làm thay đổi cấu trúc di truyền của trẻ trong việc hạn chế hay phát huy tăng chiều cao của đứa trẻ đó. Tuy nhiên, các nhà khóa học đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn bất hợp lý là nguyên nhân chính dẫn đến việc cản trở trẻ đạt được chiều cao tiềm năng của mình. Một đứa trẻ cần được cung cấp chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa thấp, hàm lượng đường và natri cũng như ác loại vitamin bà khoáng chất cần thiết. Canxi và sắt cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ và sự phát triển cần thiết của xương, giúp xương khỏe mạnh. Trong suốt quá trình này, các phụ huynh cũng nên chú ý bổ sung các dưỡng chất khác nhằm thúc đấy quá trình hấp thụ các vitamin và khoáng chất như vitamin K2, vitamin D3, canxi dạng nano, kẽm dạng nano…Vì hầu hết các vitamin và khoáng chất sẽ không được hấp thụ hoàn toàn mà bị hoạt hóa, mất đi 1 phần tính chất trong quá trình vào cơ thể trẻ, các mẹ hãy nhớ nhé.
Chế độ sinh hoạt rất quan trọng với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thiếu vận động làm giảm sự phát triển của xương và cơ bắp từ đó ảnh hưởng đến việc tăng chiều cao tiềm năng của trẻ. Trẻ ít vận động sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn mà điển hình là bệnh béo phì ở trẻ. Trẻ có thể chơi các trò chơi như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, bơi lội… Đây là những môn thể thao khá tốt trong việc phát triển chiều cao của trẻ.
Bên cạnh đó, trẻ cũng nên ngủ đủ và sâu giấc, vì đây được cho là thời gian vàng trong việc thúa đẩy chiều cao. Không nên để trẻ ngủ quá muộn hay ngủ nhiều vào ban ngày, vì điều này sẽ làm trẻ chậm lớn, chậm phát triển chiều cao.
Thực tế, dù có dựa vào các yếu tố trên, chúng ta vẫn không hoàn toàn khẳng định việc một đứa trẻ cao hay thấp cho đến khi chúng trưởng thành. Điều tốt nhất có thể làm cho con mình, đó là các phụ huynh hãy đảm bảo các điều kiện lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ.

- Thực đơn cho bé từ 8 ,9 đến 12 tháng tuổi
- Nội dung chínhGen di truyềnGiới tínhChế độ dinh dưỡngChế độ sinh hoạt (Bekhoemevui.vn) Thực đơn cho bé 8 – 9 – 10 – 11 – 12 tháng tuổi Thực đơn cho bé giống như một công thức vàng giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển. Tiếp tục loạt bài về thực đơn...
- Xem thêm
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.