Chướng bụng, đầy hơi là những triệu chứng khó chịu thường gặp trẻ sau khi ăn no. Các triệu chứng này không chỉ gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho trẻ, chướng bụng đầy hơi còn có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như dạ dày, đại tràng,..Vì vậy, cách chữa khi trẻ bị đầy hơi hiệu quả trở thành mối quan tâm của các bậc làm cha mẹ
Vì sao trẻ thường xuyên bị đầy hơi?
Cơ thể của trẻ còn non yếu, khả năng miễn dịch kém, đặc biệt hệ tiêu hóa chưa phát triển một cách toàn diện, đây là nguyên nhân lý giải tại sao trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa hơn so với người lớn, đặc biệt là các chứng chướng bụng đầy hơi sau ăn.
Cách chữa khi trẻ bị đầy hơi
Khi trẻ bị chướng bụng đầy hơi, cha mẹ chỉ cần áp dụng một số thao tác đơn giản có thể giúp trẻ loại bỏ triệu chứng khó chịu này một cách nhanh chóng:
– Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa, giúp trẻ cử động hai chân giống như tư thế đạp xe, động tác này sẽ giảm bớt chứng trẻ bị đầy hơi.
Ảnh minh họa
– Mát xa nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ, đặc biệt quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời thông khí. Lưu ý, những động tác này không nên thực hiện sau khi cho trẻ ăn để tránh trẻ bị nôn trớ, tốt nhất nên áp dụng sau khi trẻ ăn được 20 phút.
– Ngoài ra, bạn có thể chườm nóng vùng bụng cho trẻ bằng khăn ấm, cách làm này rất phù hợp với trẻ nhỏ.
– Đảm bảo cho trẻ ăn uống đúng cách, tránh để trẻ nuốt phải không khí thừa gây chướng bụng
Lưu ý khi trẻ bị đầy hơi thường xuyên
Chướng bụng đầy hơi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến dạ dày, đại tràng. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị chướng bụng đầy hơi kéo dài có có chiều hướng nặng hơn cần đưa trẻ đến chuyên khoa để được thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp điều trị tận gốc, giúp trẻ loại bỏ triệu chứng khó chịu.
Bên cạnh việc điều trị, các cha mẹ cần lưu ý phòng ngừa chứng chướng bụng đầy hơi ở trẻ:
Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không cần uống nước hoặc các đồ uống khác thay thế sữa mẹ. Chú ý tư thế trẻ lúc bú và sau khi bú, nên bế trẻ hơi cao đầu để tránh trẻ bị nôn trớ.
Xoa bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ
– Khi cho trẻ bú cần lưu ý, cho trẻ bú kín miệng tránh trẻ nuốt phải không khí và gây ra chứng đầy bụng.
– Cha mẹ cần theo dõi, đối với trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, cần chú ý thành phần dinh dưỡng cho trẻ phù hợp, tránh những thực phẩm khó tiêu, khiến trẻ bị đầy hơi.
– Không nên ép trẻ ăn quá no.
Tìm hiểu những thông tin cần thiết và chủ động trong việc khắc phục kịp thời là một trong những cách bảo vệ cho bé yêu của bạn.