Cách nhận biết trẻ còi xương

Cách nhận biết trẻ còi xương

27/12/2014 | 2:03 Chiều   Lượt xem: 1775

Cách nhận biết trẻ còi xương

Còi xương là một chứng hay gặp ở trẻ, tuy nhiên lại khó nhận biết. Không phải trẻ gầy yếu ớt và chậm tăng cân mới gọi là còi xương. Đôi khi chứng còi xương vẫn xảy ra với những trẻ sinh đủ tháng và tăng cân đều. Dưới đây là một vài dấu hiệu của trẻ khi bị còi xương mà các mẹ nên biết

Còi xương là gì?

be-khoc

Ảnh: Sưu tầm Internet

Bé khóc nhiều cũng là một triệu chứng của bệnh còi xương

Còi xương là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi. Tình trạng còi xương thường gặp ở các trẻ đẻ non, trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân, trẻ có hội chứng kém hấp thu, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ không được tắm nắng… Một số trẻ tăng cân nhanh, bụ bẫm cũng là một yếu tố nguy cơ gây còi xương. Ở những trẻ này nhu cầu về canxi, phốt-pho cao hơn trẻ bình thường, mà ở trong thức ăn thì có rất ít vitamin D (loại vitamin giúp hấp thu canxi), nên không đáp ứng đủ nhu cầu canxi của trẻ. Ở những trẻ này được gọi là còi xương thể bụ bẫm

Triệu chứng nhận biết trẻ còi xương

Các triệu chứng thường gặp ở trẻ còi xương là hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi… Nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em phần lớn là do thiếu vitamin D. Trẻ ăn sữa bột có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, ngay cả sữa mẹ cũng không cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, vì thế trẻ cần “lấy” thêm chất này qua việc tắm nắng mặt trời.

Có nhiều bà mẹ không biết con quấy khóc do bị còi xương nên đã tìm cách chữa bằng “mẹo” mà không mang lại kết quả. Cũng có nhiều bà mẹ khi biết con bị còi xương thì tìm cách bổ sung canxi. Tuy nhiên nếu cung cấp đủ canxi mà thiếu vitamin D thì cơ thể cũng không hấp thu được.

Cách phòng ngừa chứng còi xương ở trẻ

Để dự phòng còi xương, ngay từ thời kỳ mang thai, người mẹ nên dành thời gian tắm nắng, đi dạo ngoài trời, chọn thực phẩm giàu vitamin D và canxi. Khi thai được 7 tháng, bà mẹ có thể uống 1 ống vitamin D 200.000 IU để phòng còi xương cho con. Trẻ sinh ra cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đã ăn bổ sung, cần cho dầu mỡ vào bát bột để tăng hấp thu vitamin D (có nhiều trong cá, thịt, trứng, nấm…) vì chất này thuộc loại vitamin tan trong dầu. Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá và uống sữa nếu mẹ thiếu sữa hoặc khi đã cai sữa mẹ. Hằng ngày, cần cho trẻ tắm nắng, để lộ chân, tay, lưng, bụng. Chỉ cần 15-30 phút tắm nắng vào buổi sáng trước 9 giờ, tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D. Cho trẻ uống vitamin D 400 IU mỗi ngày trong suốt năm đầu tiên, nhất là về mùa đông, đặc biệt cần với trẻ sinh non, nhẹ cân.

tam-nang

Ảnh: Sưu tầm Internet

Cho trẻ tắm nắng từ 15-30 phút mỗi buổi sáng để phòng bệnh còi xương

Đối với những trẻ đã bị còi xương thì việc bổ sung vitamin D qua đường ăn uống là rất hạn chế, vì trong thức ăn có rất ít vitamin D. Với những trẻ này thì cần tích cực tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mới điều trị được bệnh còi xương.

 

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

    Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách xử trí đúng đắn. Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên...

    Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

    Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn tới nguy cơ mất nước, mất điện giải… Có rất...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top