Cách xử lý chứng mút tay ở trẻ em

Cách xử lý chứng mút tay ở trẻ em

16/12/2014 | 9:15 Sáng   Lượt xem: 1881

Cách xử lý chứng mút tay ở trẻ em

Mút tay là một hiện tượng bình thường của trẻ nhỏ. Nhưng mút tay cũng gây ra không ít rắc rối trong việc chăm sóc bé, bên cạnh đó mút tay còn có thể làm vi khuẩn lây lan vào đường miệng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé..

Bạn có thể không quan tâm nếu trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ thói quen mút tay.

Nhưng cần lưu ý trong những trường hợp sau:

– Trẻ ngậm luôn cả tóc, đặc biệt trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi.

– Tiếp tục bú tay với cường độ mạnh sau 4 – 5 tuổi.

– Có vấn đề về răng miệng và phát âm do mút tay gây ra.

mut-tay

Ảnh: Sưu tầm Internet

Mút tay là hiện tượng bình thường của trẻ nhỏ

Thường việc điều trị nên thực hiện ở nhà với sự quan tâm của bố mẹ. Cần hạn chế thời gian và không gian nơi trẻ có thể mút tay.

Lời khuyên nhủ và phần thưởng cho trẻ đôi khi có hiệu quả. Hãy giải thích cho trẻ hiểu về những tác hại của mút tay (dơ, vi trùng vào bụng, hư răng, xấu xí, nói ngọng…).

Đeo găng tay, băng dính vào ngón tay, băng vải không phải là phạt mà chỉ là nhắc nhở cho trẻ nhớ không mút tay. Cũng có thể sử dụng một ít chất bôi không độc hại như dầu xanh…

Nếu ngón tay trẻ bị đỏ và nhăn nheo, trầy trụa, có thể bôi lên đó một ít dầu hay kem giữ ẩm trong khi trẻ ngủ.

La mắng hay trừng phạt trẻ đều không giúp ích được gì cho việc bỏ thói quen mút tay, bởi vì trẻ thường không biết là nó đang ngậm tay. Hơn nữa, càng ngăn cấm thì càng làm cho ước muốn làm chuyện đó tăng lên thêm.

be-choi-do-choi

Ảnh: Sưu tầm Internet

Cho bé chơi đồ chơi để quên dần thói quen mú tay

Đôi khi trẻ tự bỏ thói quen này khi tìm ra một cách khác để giữ bình tĩnh hoặc tìm sự thoải mái khác. Ví dụ như khi trẻ nhỏ đói thì bú tay, khi lớn lên bị đói thì sẽ vào mở tủ lạnh chẳng hạn.

Vì vậy cần quan sát xem trẻ mút tay khi nào và ở đâu, tìm cách giúp trẻ tìm sự thoải mái với một trái banh nhựa nhỏ cầm tay, nghỉ giữa giờ khi mệt mỏi hoặc có bữa ăn phụ, hướng sự chú ý của trẻ đến một chuyện khác…

Nếu tất cả sự cố gắng đều không thành công, phải đưa trẻ đến khám tại các khoa nhi chuyên sâu về tâm lý trẻ em.

 

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

    Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách xử trí đúng đắn. Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên...

    Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

    Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn tới nguy cơ mất nước, mất điện giải… Có rất...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top