CẨM NANG TRỊ BỆNH TÁO BÓN Ở TRẺ | BÉ KHỎE MẸ VUI

Cẩm nang trị bệnh táo bón ở trẻ

09/07/2018 | 9:48 Sáng   Lượt xem: 771

Bệnh táo bón ở trẻ em đã trở thành một mối lo lắng của bất kì mẹ nào có con nhỏ. Khi bé không thể tự đi vệ sinh  bình thường làm các mẹ rất xót xa và tìm cách chữa trị táo bón cho con bằng các phương pháp tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho các mẹ vài phương pháp trị táo bón cho trẻ đơn giản mà ăn toàn nhất.

Bệnh táo bón ở trẻ là gì?

Bệnh táo bón ở trẻ là tình trạng khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu, phân rắn, khó bài xuất phân. Bình thường khoảng cách giữa hai lần đi ngoài tùy theo lứa tuổi.

Để nhận biết trẻ bị bệnh táo bón mẹ phải quan tâm đến biểu hiện và độ tuổi của trẻ. Từ đó mới biết cách chữa trị bệnh táo bón của trẻ đúng nhất.

Trẻ nhỏ hơn 12 tháng thường có biểu hiện: Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ (còn gọi là phân dê). Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.

Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.

Trẻ lớn hơn: Nếu trẻ đi cầu ít lần hơn bình thường hoặc than đau khi đi cầu, có thể trẻ đang bị táo bón.

Cẩm nang trị bệnh táo bón ở trẻ

Để khắc phục hiệu quả căn bệnh táo bón ở trẻ, mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Mẹ cần cho bé ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân. Cho bé ăn nhiều loại thức ăn giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Uống nước đầy đủ sẽ giúp làm mềm phân. Chú ý không nên cho bé uống nhiều sữa. Sữa có thể góp phần vào việc xuất hiện chứng táo bón.

chế độ ăn nhiều rau củ giúp trị bệnh táo bón ở trẻ

Ảnh minh họa

  • Bên cạnh đó các mẹ có thể cho bé sử dụng men vi sinh. Đó là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hoá hết ở ruột non thành các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động.
  • Tình trạng bệnh táo bón ở trẻ kéo dài trên một tuần, việc thay đổi chế độ ăn của mẹ dành cho bé không có tác dụng thay đổi thì mẹ có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chỉ định phương pháp khắc phục hiệu quả nhất.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ có những thông tin cần thiết và khắc phục một cách hiệu quả nhất bệnh táo bón ở trẻ.

 

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhBệnh táo bón ở trẻ là gì?Cẩm nang trị bệnh táo bón ở trẻ Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhBệnh táo bón ở trẻ là gì?Cẩm nang trị bệnh táo bón ở trẻ Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra....

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhBệnh táo bón ở trẻ là gì?Cẩm nang trị bệnh táo bón ở trẻ Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhBệnh táo bón ở trẻ là gì?Cẩm nang trị bệnh táo bón ở trẻ Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top