Tiêu chảy cấp là một trong những nỗi lo của các bậc cha, mẹ khi chăm con nhỏ. Bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và tương lai sau này của bé. Khi trẻ bị tiêu chảy cấp cha mẹ cần hết sức lưu ý tới vấn đề dinh dưỡng của bé, nên ăn gì và cần kiêng gì.
-
Những điều mẹ cần biết về tiêu chảy cấp
Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ. Với các bé dưới 3 tuổi thì trung bình mắc từ 1-3 lần mỗi năm. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ dưới 2 tuổi. Khi mắc căn bệnh này, bé sẽ bị rối loạn hấp thu và suy dinh dưỡng nghiêm trọng nếu tình trạng bệnh kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết bé mắc tiêu chảy cấp
Khi bé đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước từ 3 lần trở lên trong 1 ngày thì các mẹ cần hết sức lưu ý. Để chắc chắn trẻ có bị tiêu chảy cấp hay không cần xem xét thêm các yếu tố sau:
- Số lần đi ngoài trong ngày có bị tăng đột biến hay không
- Độ đặc, rắn của phân có thay đổi? Lượng dịch trong phân có tăng?
- Màu sắc của phân bị thay đổi
- Chú ý tính chất của phân: có nhày hoặc máu
Tuy nhiên, do chức năng của đại tràng ở trẻ chưa ổn định nên ở một số bé còn bú mẹ, việc 2-3 ngày mới đi ngoài một lần phân rắn vẫn là chuyện bình thường. Hoặc ở một số trẻ khác thì có thể đi ngoài từ 5-8 lần trong ngày, mỗi lần đi chỉ có một ít phân, mềm hoặc hơi lỏng.

Các loại tiêu chảy
Tiêu chảy được phân ra thành cấp tính hoặc mãn tính do viêm hoặc không do viêm. Nếu bé bị tiêu chảy dưới 2 tuần thì là tiêu chảy cấp còn từ 2 tuần trở lên thì là tiêu chảy mãn tính. Trường hợp nào cũng cần đưa bé tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
- Ăn gì và kiêng gì khi bé bị tiêu chảy cấp
Các mẹ cần lưu ý rằng, khi bị tiêu chảy, trẻ vẫn phải được ăn uống bình thường.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn còn bú mẹ: tiếp tục cho bú và tăng số bữa bú lên. Bởi lúc này, bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước đồng thời sữa mẹ chính là thức ăn tốt nhất giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, kháng thể và chất bifidus rất cần thiết để lập lại cân bằng vi khuẩn trong đường ruột của bé.
Còn đối với mẹ thì không nên ăn kiêng, chỉ ăn cơm với muối để sữa lành vì đó là những việc gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa để cho bé bú.
Đối với những trẻ đang dùng sữa ngoài, sữa đậu nành hoặc sữa bò: vẫn tiếp tục cho bé dùng. Nhưng đối với các bé bị bất dung nạp đường Lactose, các mẹ có thể pha sữa bằng nước cơm hoặc lên men sữa thành sữa chua để làm giảm nồng độ Lactose trong sữa.
Các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng, cho bé ăn sữa chua trong thời gian bị tiêu chảy có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và thời gian mắc bệnh. Bởi trong quá lên men, phần lớn đường Lactose đã chuyển hóa thành dạng cơ thể dễ hấp thụ. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua giúp sinh acid lactic: Lactobacilus, Bifidobacteia… có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của bé và ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong hệ tiêu hóa.
Không nên kiêng ăn đồ tanh
Hãy nghiền nhỏ thức ăn và nấu hơi loãng so với bình thường ra nhé. Điều này sẽ giúp các bé dễ ăn hơn. Thêm vào đó, mẹ cũng cần bổ sung thêm các chất như: tinh bột, chất đạm có trong thịt, cá, trứng, rau xanh và quả chín… cho bé. Và đặc biệt không nên kiêng đồ tanh. Vì trong những thực phẩm này rất giàu vitamin A hoặc tiền vitamin A, chất kẽm, protein, lipid… giúp tăng cường chất dinh dưỡng và tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa cho bé.
Lưu ý: tuyệt đối không cho bé ăn các loại thức ăn có nhiều đường hoặc nước giải khát công nghiệp. Nên cho bé dùng thêm men vi sinh có chứa Probiotics và Prebiotic để tăng cường các vi khuẩn có lợi giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.