CHĂM SÓC TRẺ 2 THÁNG TUỔI DỄ HAY KHÓ? | BKMV

Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi dễ hay khó?

14/08/2018 | 10:13 Sáng   Lượt xem: 1080

Trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi đã có sự thay đổi đáng kể về ngoại hình và cân nặng. Đây cũng là lúc các mẹ lúng túng chưa biết nên làm gì cho con. Hãy cùng tìm hiểu xem chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi dễ hay khó.

Thời điểm trẻ 2 tháng tuổi có cân nặng trung bình từ 5,1kg đến 5,6kg và mỗi tuần năng khoảng 200gr. Giai đoạn này trẻ thường ngủ nhiều hơn và thời gian ngủ mỗi cữ có thể đến 3 tiếng.

Đây cũng là lúc mà nguồn sữa mẹ cần được đáp ứng đầy đủ và mẹ cũng tập làm quen với nhịp sinh học của bé, bú đêm và thức vào ban đêm sẽ còn còn xa lạ trong giai đoạn này.

Lúc này trẻ cũng biết kiểm soát cơ thể mình bằng việc thích thú khi được nhìn thấy những món đồ chơi và đùa nghịch với chúng.

Khi trẻ 2 tháng tuổi mắt bé đã mở to và tầm nhìn càng xa rõ hơn, mẹ sẽ nhận thấy bé thích nhìn chăm chú vào những vật dụng mới lạ rực rỡ sắc màu được treo vừa với tầm nhìn.

Lúc này bé đã có thể nhìn thấy những vật ở gần và phân biệt được màu sắc là đen và trắng. Nhưng để phát triển thị giác thì mẹ nên tận dụng những độ chơi nhiều màu sắc cho bé những trải nghiệm thú vị hơn.

Treo những thứ đồ chơi trên cũi để cho bé quan sát, đặc biệt là những món đồ chơi phát ra âm thanh cũng giúp trẻ được tập trung và hứng thú hơn.

chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi dễ hay khó

Ảnh minh họa

Treo những bức tranh phong cảnh hay những con vật nuôi đáng yêu để giúp bé phát triển thị giác một cách tốt nhất.

Thính giác cũng được phát triển trong giai đoạn này, vì thế hãy thường xuyên nói chuyện với bé để bé nhận thức được đâu là giọng nói của mẹ. Chơi đùa cùng bé và đọc truyện cho bé nghe giúp bé rèn luyện thính giác một cách tốt nhất.

Vì thế, nếu mẹ nhận thấy sự khác thường trong quá trình phát triển của con như chưa có biểu hiện cảm xúc, ánh mắt chưa biết quan sát hay không có phản ứng gì với âm thành thì nên đưa bé đến các Bệnh viện để khám xét ngay nhé.

Danh sách những công việc cần làm để thực hiện việc chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi một cách dễ dàng.

Đưa bé đi tiêm phòng các mũi sau: viêm gan B, 6in1, 5in1, Rota.

Cho bé nằm ngửa lúc ngủ để tránh hiện tượng đột tử.

Thường xuyên trò chuyện cùng con, hát hoặc kể chuyện cho bé nghe.

Cách ly thú cưng trong nhà với bé

Tranh thủ tập luyện để lấy lại vóc dáng.

Tranh thủ nghỉ ngơi để tránh bị suy giảm sức khỏe sau sinh

Cho bé bú đều 2 bên bầu ngực để kích thích sữa về đều.

Vệ sinh mặt mũi, tai cho bé thường xuyên

Mát xa giúp bé dễ chịu và giúp lưu thông máu được tốt hơn

Cho trẻ ra ngoài tại những nơi yên tĩnh, mát mẻ để bé phát triển được thị lực và kích thích sự phát triển của trí não.

Những lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi

Những điều cần tránh khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi mà không phải mẹ nào cũng biết, đầu tiên phải kể đến là:

Không cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào mắt của trẻ, vì lúc này thị lực của bé vẫn còn yếu. Đặc biệt là tránh những ánh sáng trực tiếp từ đèn flash, ánh mặt trời hay ánh điện rọi thẳng vào mắt.

Không để những vận dụng nguy hiểm như dao kéo, ổ cắm điện gần khu vực bé nằm để tránh sự cố không may xảy ra.

Cho trẻ chơi những món đồ chơi mềm mại, an toàn và sạch sẽ.

Đặc biệt, lúc này các mẹ cũng nên tranh thủ thời gian để tập luyện lấy lại vóc dáng. Cũng cần phải có thời gian để chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình.

Hi vọng với những thông tin cần thiết và hữu ích trên đây các mẹ đã trả lời được câu hỏi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi dễ hay khó? Việc chăm sóc con vừa là nghĩa vụ nhưng cũng là niềm vinh hạnh của mỗi người mẹ. Vì vậy các mẹ hãy chăm chỉ tìm hiểu thông tin và kiến thức để trở thành một người mẹ tuyệt vời nhé.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến thực đơn cho bé 2 tuổi, tư vấn dinh dưỡng cho bé,  hãy gọi theo số 024.39.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

 

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top