Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà - Bé khỏe mẹ vui

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

09/10/2013 | 3:11 Chiều   Lượt xem: 2136

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và có dấu hiệu xuất huyết, cha mẹ cần đưa trẻ vào bệnh viện. Tuy nhiên, không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng cần nhập viện. 70% các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc, theo dõi và điều trị tại nhà.

Tránh những sai lầm chết người

Tự ý dùng thuốc hạ sốt cho con

Có trẻ bị sốt xuất huyết trong tình trạng rất nặng mới được đưa vào nhập viện. Một trong những nguyên nhân sai lầm là do gia đình chủ quan, thấy con mình có biểu hiệu nóng sốt liền tự ý ra hiệu thuốc tây, mua thuốc hạ sốt. Đến khi con vẫn chưa hết sốt lại đổi thuốc hay tăng liều bằng cách dùng thêm Aspirin, Ibuprofen, Dexa…

Điều này dẫn đến việc chẩn đoán sốt xuất huyết có thể bị trễ và nặng hơn vì sử dụng thuốc không đúng. Không những vậy, trẻ có thể còn gặp những biến chứng nguy hiểm như ngộ độc thuốc, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan do thuốc.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Ảnh: Sưu tầm Internet

Ba mẹ cẩn trọng tránh những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Cạo gió

Một số gia đình còn hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng chanh, dùng rượu chà khắp người để cạo gió. Sai lầm trên không những không giúp trẻ hết sốt mà còn tác động mạnh đến trẻ, có thể gây sặc đường thở, ngộ độc rượu.

Nghĩ rằng “trẻ hết sốt có nghĩa là sắp khỏi bệnh”

Đối với bệnh sốt xuất huyết, hết sốt cũng là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (lừ đừ, ói”), do đó, việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ cao hơn.

Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Cho trẻ nằm nghỉ

Đây là việc đầu tiên cha mẹ phải thực hiện. Trẻ con cần được nằm nghỉ trong mộ tphongf thoáng mát, tuyệt đối không cho trẻ ra mưa, ra nắng, không cho trẻ đi đâu vì nhiều trẻ tuy sốt nhưng vẫn có vẻ khỏe mạnh.

Cho trẻ uống nước đầy đủ và ăn nhẹ

Đây là điều cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường làm máu bị cô đặc lại, khó lưu thông. Đó chính là nguyên nhân gây biến chứng sốc. Chú ý cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt cao.

Để phòng tránh, nên cho trẻ uống Oresol (chất dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc nước cam, nước chanh, nước khoáng hay nước lọc đun sôi. Cho trẻ uống từ từ, thong thả vì việc uống quá nhanh, quá nhiều nước một lúc có thể sẽ gây nôn, đầy bụng. Khuyến khích trẻ uống nước mỗi 1 – 2 giờ.

Về ăn, cần chọn các chất dễ tiêu như cháo, súp và không bao giờ được ăn no quá. Các bậc phụ huynh nên nhớ đừng cho trẻ ăn, uống những thức ăn có màu sẫm vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ ói hoặc đi ngoài.

Cho trẻ uống đúng thuốc

Để điều trị bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol (với nhiều tên khác như Acemol, Cetamol, Efferagan, Panadol). Đừng bao giờ cho trẻ dùng các thuốc nhóm aspirine như Aspegic, Aspro… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và một số tai biến khác (có trường hợp dẫn đến tử vong). Không được tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh vì chúng không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà chỉ làm cho trẻ mệt thêm.

Lau mát cho trẻ

Trong trường hợp trẻ sốt cao, có thể áp dụng thêm phương pháp “lau mát” với 3 động tác cơ bản: dùng 1 khăn lông dấp nước mát đắp lên đầu, lên trán trẻ; lấy 1 khăn lông khác dấp nước ấm lên lau ở các kẽ nách, háng, lau nhanh ở ngực và lưng vì hai nơi này bị lạnh dễ dẫn đến viêm phổi; nếu sờ hai bàn chân trẻ thấy lạnh thì dùng 1 chai nước ấm ủ giữa 2 bàn chân, phủ lên bằng 1 chiếc khăn lông khô.

Theo dõi các triệu chứng của trẻ

Điều quan trọng trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết là theo dõi diễn biến sốt, dấu hiệu chảy máu và tình trạng chung của trẻ để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm:

  • Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã
  • Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít.
  • Tay, chân lạnh.
  • Da trẻ đổi màu, trở nên bầm tím, môi xám lại
  • Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào nhưng rất khát

Cha mẹ hãy lưu ý phát hiện các triệu chứng tiền sốc, nhất là từ ngày thứ 3 của bệnh (tính từ ngày bắt đầu sốt), vì biến chứng sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7.

Nếu bạn nhận thấy một hoặc vài triệu chứng kể trên thì dù chưa đến ngày tái khám hoặc bận công việc gì cũng phải cấp tốc đưa trẻ đến bệnh viện.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàTránh những sai lầm chết ngườiChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàCho trẻ nằm nghỉCho trẻ uống nước đầy đủ và ăn nhẹCho trẻ uống đúng thuốcLau mát cho trẻTheo dõi các triệu chứng của trẻ Trước khi ra ...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàTránh những sai lầm chết ngườiChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàCho trẻ nằm nghỉCho trẻ uống nước đầy đủ và ăn nhẹCho trẻ uống đúng thuốcLau mát cho trẻTheo dõi các triệu chứng của trẻ Không giống ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàTránh những sai lầm chết ngườiChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàCho trẻ nằm nghỉCho trẻ uống nước đầy đủ và ăn nhẹCho trẻ uống đúng thuốcLau mát cho trẻTheo dõi các triệu chứng của trẻ Theo những ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàTránh những sai lầm chết ngườiChăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhàCho trẻ nằm nghỉCho trẻ uống nước đầy đủ và ăn nhẹCho trẻ uống đúng thuốcLau mát cho trẻTheo dõi các triệu chứng của trẻ Ngày hè là ...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top