Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?
Tay chân miệng là một loại bệnh mới và khá nguy hiểm đối với trẻ em. Khi bé bị tay chân miệng cần có một chế độ chăm sóc hợp lý nếu không trẻ sẽ có những biến chứng không tốt cho sức khỏe.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Ảnh: Sưu tầm Internet
Nốt phát ban ở lòng bàn chân là một dấu hiệu
Nốt phát ban ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, và vết phát ban có bọng nước. Da bé có thể gồ lên theo từng vết ban.
Ngoài ra, còn những biểu hiện như trẻ bị sốt nhẹ, cảm thấy mỏi mệt, đau họng….
Miệng sẽ xuất hiện vết loét, khác với nhiệt miệng là có vết loét nhỏ, đơn lẻ thì trong trường hợp này, bệnh sẽ tạo thành những vết loét rộng, nhiều và loang lỗ do từ các vết ban có bọng nước bị vỡ ra tạo thành.
2. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?
Khi đã phát hiện những biểu hiện mắc bệnh của con thì việc đầu tiên mẹ nên làm là hãy đưa con đến bệnh viện gặp bác sỹ để xin sự tư vấn mẹ nhé. Nếu bé được chẩn đoán là mắc bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1 thì mẹ có thể yên tâm chăm sóc và theo dõi con ở nhà.
Cũng như cách phòng tránh bệnh mà trước đây mẹ đã biết, việc vệ sinh cho bé là một trong những điều không thể thiếu. Mẹ có thể tập cho con cách rửa tay như thế nào là sạch, dùng xà phòng như thế nào là đúng để bệnh không còn cơ hội có thể lây lan thêm.
Tạm cho con nghỉ học một khoảng thời gian (có thể là dăm bảy ngày gì đó để bệnh không có khả năng lây sang các bạn cùng lớp). Nếu ở nhà bé có chơi với các bé hàng xóm thì cũng nên hạn chế cho con tiếp xúc nhé. Chắc là con sẽ buồn vì không được chơi nhiều với các bạn thì mẹ và người thân hãy luôn bên cạnh con, chơi với con để con bớt cảm giác “không được chơi” mẹ nha. Đó cũng là cách giúp con phấn khỏi, vui tươi và mau thoát khỏi bệnh.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Dạy bé rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để phòng bệnh
Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ủ ấp con quá kĩ bằng cách không cho con tắm, không cho con tiếp xúc với gió, cho con mặc đồ quá kín,… Những hành động này sẽ khiến bệnh bị ủ lâu hơn và bé sẽ lâu hết bệnh. Ngoài ra, mẹ cũng cần phải nhớ rằng tuyệt đối không nặn hay châm chích cho các vết mụn mau vỡ ra nhé, vì sẽ khiến bệnh lan rộng ra và có thể gây biến chứng cho bé đấy
Mẹ và người nhà sau khi chơi với con hoặc chăm sóc bé thì nhớ rửa tay của mình bằng xà phòng sạch nhé, để nhằm loại trừ các vi trùng bám lại trên tay và lại tạo môi trường lây bệnh mới. Mẹ nhớ là quan sát các hoạt động hằng ngày của con thật chặt chẽ và như vậy quần áo, các vật dụng như bình sữa, ly uống nước, chén ăn, muỗng ăn phải được dùng riêng biệt và thường xuyên được luộc sôi.