Cho con ăn như thế nào là khoa học

Cho con ăn như thế nào là khoa học

23/11/2014 | 3:23 Chiều   Lượt xem: 2784

Cho con ăn như thế nào là khoa học

Ông cha ta đã có câu “dạy con từ thuở còn thơ…”, để bé có một thói quen ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe thì ngay từ khi bé còn nhỏ các mẹ hãy tập cho bé thói quen ăn uống hợp lý, bên cạnh đó mẹ cần phải trở thành một tấm gương cho bé học tập và noi theo.

Một bữa ăn khoa học bao gồm rất nhiều yếu tố, ví dụ như đảm bảo đủ dinh dưỡng, đảm bảo thời gian, đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi món là phù hợp nhu cầu của trẻ..

Bữa sáng

Các nhà khoa học cho biết những em bé được ăn sáng đầy đủ vui vẻ, hoạt bát hơn hẳn so với những em bé cùng trang lứa mà không có đủ thời gian cho một bữa sáng nghiêm chỉnh. Bữa sáng có nguồn năng lượng dồi dào khiến các em khỏe mạnh và giúp tiếp thu học tập tốt hơn.

Các loại thực phẩm như bánh mì, mì, ngũ cốc hoặc cơm… Là những thực phẩm then chốt của bữa điểm tâm, cũng có thể bổ sung cho con như trái cây, chuối, táo, dưa hấu, nho…. Cắt thành từng miếng nhỏ và một ít nước trái cây tùy theo độ tuổi.

Thời gian ăn sáng lý tưởng cho bé từ 6 đến 7 giờ, với trẻ sơ sinh có thể muộn hơn, đối với trẻ đi học cần cho con ăn 30 phút trước khi vào lớp để con có thời gian tiêu hóa mà nghỉ ngơi sau bữa ăn. Không nên cho trẻ vừa đi vừa ăn vì như thế vô cùng bất lợi cho tiêu hóa.

be-an

Ảnh: Sưu tầm Internet

Cho bé ăn một cách khoa học sẽ giúp bé phát triển tôt nhất

Bữa trưa

Bữa trưa và bữa tối là những bữa ăn chính của trẻ nên mẹ hãy cho con ăn trong khoảng từ 10 đến 11 giờ. Đó là bữa chứa nhiều dinh dưỡng nhất cho sự phát triển của bé và hạn chế những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo và đường cao. Tổng lượng khẩu phần thức ăn cho trẻ trong bữa trưa có thể từ 150g đến 200g. Các loại thực phẩm từ tinh bột rất tốt cho sức khỏe bổ sung năng lượng cần thiết mỗi ngày cho bé. Do vậy các mẹ hãy đảm bảo một phần ba khẩu phần ăn của bé là các loại tinh bột. Bạn nên thường xuyên thay đổi món để bé không bị nhàm chán với những bữa trưa lặp đi lặp lại.

Bữa tối

Mẹ hãy cho trẻ ăn bữa tối vào lúc 18 giờ đến 19 giờ với khẩu phần ăn gồm: cơm, rau xanh tổng khoảng 150 đến 200g. Một lượng nhỏ thức ăn bổ sung các chất dinh dưỡng khác gồm thịt, cá… Cho bữa ăn cuối ngày của trẻ. Sau bữa ăn tối mẹ có thể cho trẻ ăn thêm một hộp sữa chua để trẻ dễ tiêu hóa lượng thức ăn vừa nạp hoặc cũng có thể cho trẻ ăn thêm một chút nước ép trái cây.

Bữa ăn phụ cho bé

Khoảng cách giữa các bữa ăn phụ nên cách nhau khoảng 2 đến 3 giờ. Bạn có thể tăng cường dinh dưỡng cho con ăn qua các bữa phụ với những thức ăn như: trái cây tươi, sữa chua kem, bánh quy, phô mai, đậu hũ, nước đường, rau củ…

Mẹ lưu ý bữa ăn cần có sự thay đổi về thực đơn để con không thích thú với việc ăn uống. Đặc biệt tăng các bữa phụ ngoài cơm, các món tráng miệng trong bữa chính giúp trẻ có đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh.

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách xử trí đúng đắn. Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên...

Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn tới nguy cơ mất nước, mất điện giải… Có rất...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top