Chữa đau mắt đỏ cho trẻ

Chữa đau mắt đỏ cho trẻ

11/09/2014 | 3:00 Chiều   Lượt xem: 1380

Chữa đau mắt đỏ cho trẻ

Khoảng thời gian giao mùa là khoảng thời gian mà nhiều dịch bệnh phát triển nhất. Một trong đó là dịch đau mắt đỏ. Để phòng và trị bệnh cho trẻ mẹ nên ghi nhớ những điều dưới đây:

Phòng bệnh cho trẻ

– Thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi tiếp xúc với mắt bé.
– Cho con dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt; giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
– Hạn chế đưa con đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

dau-mat-do

Ảnh: Sưu tầm Internet

Phòng bệnh đau mắt đỏ để bé có đôi mắt sáng đẹp

– Mỗi ngày đón con tại nhà trẻ, luôn hỏi con về tình hình sức khoẻ của con trong ngày, đặc biệt quan tâm các dấu hiệu như mắt có nhiều gỉ không, tròng mắt có đỏ, thân nhiệt…
– Khi ở lớp có bạn bị đau mắt đỏ, hãy cho con nghỉ ở nhà một thời gian.
– Nhỏ mắt cho bé hàng ngày bằng ước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; không dùng chung thuốc nhỏ mắt với cha mẹ.

Kinh nghiệm chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi:

Khi thấy con mới chớm có dấu hiệu đau mắt đỏ, mẹ nên:
– Giặt sạch, phơi nắng một loại khăn xô, gối, chăn, vải trải giường của bé.
– Chuẩn bị 3 loại khăn lau mắt, lau tay, lau người dùng riêng không lẫn lộn
– Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.
– Nếu bé đang đi học, ngay lập tức xin phép nghỉ học cho con để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời tránh khói bụi ngoài đường khi di chuyển tiếp xúc với mắt bé.
– Mua bông gòn và nước muối sinh lý. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra. Chú ý rửa mắt cho con nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho bé. Lau xong vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại.
– Nên lấy gỉ mắt cho con ngay lúc ướt, tránh để khô, khi lấy ghèn mắt sẽ gây đau đớn cho con.
– Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Tăng cường cho bé uống nước cam, ăn sữa chua để tăng sức đề kháng.
– Hạn chế không có con xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện…
– Tuyệt đối không chữa mẹo bằng lá trầu hay xông hơi…
Sau 1,2 ngày nếu không khỏi, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám. Khi đi, lưu ý đeo kính đen cho bé để tránh lây bệnh ngay trong viện.

 

Đánh giá bài viết

healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

Nội dung chínhChữa đau mắt đỏ cho trẻPhòng bệnh cho trẻKinh nghiệm chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi: Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể...

Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nội dung chínhChữa đau mắt đỏ cho trẻPhòng bệnh cho trẻKinh nghiệm chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi: Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ ...

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chínhChữa đau mắt đỏ cho trẻPhòng bệnh cho trẻKinh nghiệm chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi: Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ ...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chínhChữa đau mắt đỏ cho trẻPhòng bệnh cho trẻKinh nghiệm chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi: Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top