Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược - Bé khỏe mẹ vui

Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược

10/05/2014 | 2:06 Chiều   Lượt xem: 2804

Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược

Làn da nhạy cảm của bé rất dễ bị hăm tã. Có nhiều biện pháp chữa hăm tã cho trẻ, bạn có thể áp dụng bằng các loài thảo dược dưới đây:

Lá trầu không, lá khế

Dùng một ít lá trầu không hoặc lá khế rửa sạch, sau đó đun sôi, lấy khăn sạch nhúng vào nước lau ở những vùng bị hăm của trẻ. Thực hiện ngày từ 2-3 lần sẽ giúp trị hăm tã cho trẻ hiệu quả.

Dầu oiliu

Tinh dầu oliu có thể giúp trẻ nhanh chóng xua tan các vết hăm trên đùi và bẹn của trẻ. Thường xuyên thoa dầu oliu còn giúp bảo vệ da cho trẻ không bị nổi mẫn đỏ. Ngoài ra, bôi dầu oliu còn giúp da trẻ mịn màng và tăng sức đề kháng tốt.

Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược

Ảnh: Sưu tầm Internet

Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược

Cây mã đề

Dùng một ít mã đề tươi rửa sạch bằng nước muối, để ráo nước. Sau đó, vo nát lá hoặc giã nát để lấy nước mã đề thoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Nước mã đề có tính thanh mát giúp làm dịu da và những vết thương. Thường xuyên thực hiện, chỉ trong khoảng 10 ngày bạn sẽ thấy tình trạng hăm thuyên giảm đáng kể.

Trà/ chè

Trà là một trong những thảo dược đa năng trong việc giúp trẻ trị hăm tã. Kể cả trà túi hay trà xanh đều dùng được. Với trà túi,các mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé không thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.

Còn với trà xanh, có thể dùng nước trà xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong trà xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

Trong thời gian điều trị hăm tã cho trẻ, các mẹ nên để ý thường xuyên đến vệ sinh của trẻ. Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không quấn tã nhiều và chặt. Thường xuyên thay bỉm cho bé, tuyệt đối tránh tình trạng, chỉ dùng 1-2 bỉm cho cả ngày. Nên cho bé từ 1-2 tiếng trong ngày không mặc bỉm hoặc tã để bé thỏa mái và thoáng khí. Đặc biệt, khi bé đi tiểu hoặc ị, các mẹ nên lau sạch sẽ và để khô cơ thể bé trước khi đóng bỉm trở lại. Nếu làn da bé quá nhạy cảm và mặc tã giấy thường xuyên bị hăm thì các mẹ nên dùng bỉm vải thay cho bé. Hi vọng với những phương cách trên bé sẽ nhanh chóng hết bị hăm tã và thoải mái trong những cái bỉm xinh xắn.

Chữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dược – Bé khỏe Mẹ vui

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhChữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dượcLá trầu không, lá khếDầu oiliuCây mã đềTrà/ chè Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng ...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhChữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dượcLá trầu không, lá khếDầu oiliuCây mã đềTrà/ chè Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ ...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhChữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dượcLá trầu không, lá khếDầu oiliuCây mã đềTrà/ chè Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhChữa hăm tã cho trẻ bằng thảo dượcLá trầu không, lá khếDầu oiliuCây mã đềTrà/ chè Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top