Chữa tiêu chảy và táo bón cho bé trong ngày tết

Chữa tiêu chảy và táo bón cho bé trong ngày tết

23/12/2014 | 9:09 Sáng   Lượt xem: 1635

Chữa tiêu chảy và táo bón cho bé trong ngày tết

Những ngày tết có rất nhiều loại bánh kẹo, bánh trái và thịt… Khiến mọi người ăn uống không điều độ, không hợp lý dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là ở trẻ em vì mải vui chơi thường quên mất ăn uống hoặc chỉ thích ăn duy nhất một món cũng dễ gây ra tiêu chảy và táo bón. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy hoặc táo bón trong ngày tết như thế nào nhé!

Tiêu chảy

Những trẻ ăn nhiều bánh chưng, kẹo – chứa nhiều đường bột – khi tiêu hóa không hết sẽ lên men chua, cũng gây đầy bụng, khiến trẻ đi ngoài phân chua, có bọt. Trẻ sẽ thấy đầy bụng, khó chịu, tấm tức…

thuc-pham

Ảnh: Sưu tầm Internet

Trong ngày tết vẫn cần cho trẻ en đủ bốn nhóm thực phẩm

Trẻ cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết vì nhiều gia đình bận việc thường nấu luôn 2-3 bữa cho con, không dùng thực phẩm tươi. Ngoài ra, trong những ngày Tết, các gia đình thường trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, đồ sống, đồ chín để chung dễ lây nhiễm vi khuẩn chéo, khiến trẻ ăn vào bị rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, một số thực phẩm như ô mai, mứt… lỡ mua của cơ sở không đảm bảo vệ sinh, cũng dễ nhiễm khuẩn.

Các mẹ cần xác định con bị tiêu chảy khi bé đi ngoài phân lỏng toàn nước hơn ba lần một ngày. Khi đó cần xác định xem tình trạng này của bé do vấn đề gì, vì ăn thức ăn lạ hay bị nhiễm khuẩn khi ăn uống, do nhiễm virus…

Nếu trẻ tiêu chảy do ngộ độc thức ăn cần phải cho trẻ đi hết phân độc, không mua thuốc cầm tiêu chảy cho con dùng. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài cần cho bé uống oserol pha đúng tỷ lệ để bù nước, chất điện giải. Nên cho bế ăn đồ mềm, dễ tiêu hóa, tiếp tục bú mẹ hay uống sữa ít béo. Ngoài ra, có thể cho thêm cà rốt, bí đỏ vào chế độ ăn giúp phân đặc lại.

Sau khi thực hiện các bước trên, nếu tình trạng đi ngoài của trẻ không đỡ, cần đưa bé đến cơ sở chuyên khoa nhi để khám chữa.

Theo bác sĩ, trong những ngày Tết, vẫn cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường (cơm, cháo, bột), đạm (thịt, cá, trứng…), vitamin, muối khoáng (rau củ quả) và dầu mỡ. Nếu đi chơi, nên nấu sẵn đồ ăn cho trẻ, để vào bình giữ nhiệt hay phích, tới nơi đến bữa hâm lại cho bé ăn. Cần chọn thực phẩm đảm bảo, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu, pha chế.

Bé táo bón

Trong những ngày Tết, nhiều gia đình có thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa đạm (thịt lợn, bò, gà…), ít ăn rau, và cũng cho trẻ ăn như vậy. Điều này không tốt cho bé. Bộ máy tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Ăn nhiều chất đạm, trẻ không tiêu hóa và hấp thu hết được, đạm sẽ lên men thối, gây chướng bụng, đầy hơi, táo bón.

rau-xanh

Ảnh: Sưu tầm Internet

Khi trẻ bị táo bón cho bé ăn nhiều rau xanh

Khi trẻ bị táo bón nên xem lại khẩu phần ăn, từ đó điều chỉnh chế độ ăn, liều lượng sao cho phù hợp với lứa tuổi. Nên cho trẻ uống đủ nước, tăng lượng chất xơ để kích thích niêm mạc đại tràng hoạt động, đồng thời xoa bụng trẻ khi đói, theo chiều kim đồng hồ. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh hoa quả và vitamin. Điều quan trọng là cần duy trì nếp đi vệ sinh hàng ngày cho con, kể cả trong những ngày Tết.

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn nếu mẹ không biết cách xử trí đúng đắn. Ths.Bs. Lê Thị Hải – Nguyên...

Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ đồ mồ hôi nhiều dẫn tới nguy cơ mất nước, mất điện giải… Có rất...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top