Chứng mộng du ở trẻ nhỏ - Bé khỏe mẹ vui

Chứng mộng du ở trẻ nhỏ

28/09/2013 | 8:19 Sáng   Lượt xem: 1927

Mộng du ở trẻ nhỏ

Trẻ hoạt động nhiều, lo lắng, stress, thiếu ngủ hoặc đảo lộn giấc ngủ rất dễ gây tình trạng mộng du.

Thế nào là mộng du?

Mộng du được coi là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ (parasomnias), là những hành vi bất thường xảy ra trong lúc ngủ. Mộng du thường xuất hiện trong suốt giai đoạn 3-4 của giấc ngủ, hay giấc ngủ sâu. Giai đoạn này tương ứng với 1/3 đầu của chu kỳ ngủ ( 2 gờ đầu sau khi ngủ).
Trẻ mộng du có bất thường trong việc điều hoà sóng ngắn (trên điện não đồ). Sự điều hoà này có liên quan đến hệ thống đồi thị – vỏ não, gây ra liệt cơ tự nhiên trong khi ngủ.
Vì vậy, hàng loạt sự kiện về vận động phức tạp có thể can thiệp vào mà đối tượng không hề hay biết. Mộng du không nguy hiểm, nhưng những hành vi vô thức có thể gây ra nguy hiểm.

Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh.

Mộng du thường gặp ở bé trai từ 7-12 tuổi, và thường biến mất khi trẻ dậy thì. Khi trẻ đi lại trong đêm, chúng thường đi tiểu ở những nơi không đúng qui định, nói tục mà trong trường hợp thông thường hàng ngày không có.

Chứng mộng du ở trẻ

Ảnh: Sưu tầm Internet

Thiết lập thói quen tốt cho bé trong giấc ngủ để tránh thiếu ngủ gây mộng du

Phân loại mộng du ở trẻ nhỏ

Mộng du đơn giản: Người ta chia 2 trường hợp hành vi.

Trường hợp thứ nhất, trẻ em ngồi ngay trên giường vừa nói vừa có những động tác quờ quạng, thỉnh thoảng lại nói.

Trường hợp thứ 2, trẻ mộng du đứng dậy đi quanh quẩn trong phòng sau đó lại quay về giường ngủ tiếp. Trẻ mộng du vẫn mở mắt, và cái nhìn của bé thẫn thờ. Nếu có ai đó nói chuyện bé có thể trả lời chính xác, thậm chí có thể làm theo lệnh. Nhưng trẻ mộng du rất dễ bị kích thích, càu nhàu nếu chúng ta hỏi quá lâu. Đôi khi trẻ có thể làm những hành động như di chuyển đồ vật, bước xuống cầu thang, làm bể kính, lục tìm trong tủ lạnh, ăn uống… hay đi tiểu tiện ở một gốc nào đó. Loại mộng du này không nguy hiểm, diễn ra tối đa một lần mỗi tháng, kéo dài trong 10 phút. Mộng du có xu hướng biến mất trong vài tháng hoặc đến tuổi dậy thì.
Mộng du có nguy cơ: Đây là dạng nặng hơn của mộng du đơn giản. Mộng du kéo dài hơn 10 phút và lặp đi lặp lại 2 – 3 lần/tuần. Trẻ mộng du có những hành động nguy hiểm: có thể tự gây tổn thương cho chính bản thân trẻ và những người xung quanh, có thể bị té ngã và có ý định trèo qua cửa sổ.
Mộng du khiếp sợ: Những cơn đầu tiên của trẻ mộng du loại này có thể xuất hiện trước 6 tuổi hoặc sau 10 tuổi và kéo dài đến lứa tuổi dậy thì. Cơn khởi phát rất sớm sau khi ngủ. Ở trẻ em nhảy qua cửa sổ cao gấp 2 lần khi trong cơn mộng du. Trẻ mộng du trong trạng thái vô thức và trong trạng thái khiếp sợ, có thể nằm tại chỗ không đi, hét rống lên trong đêm, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và hoạt động của cơ cũng tăng. Vỏ não của trẻ cũng đang trong giấc ngủ chậm và sâu, mộng du có thể xảy ra nhiều lần trong đêm.

Nguyên nhân mộng du

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mộng du như quá lo lắng, áp lực về điều gì đó (sợ làm bài tập, sợ đến trường…), sợ bóng tối, thiếu ngủ, ấn tượng mạnh về một bộ phim hay trò chơi điện tử, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc mà bé đang sử dụng…Đó cũng có thể là do yếu tố di truyền, một cuộc điều tra trên những bé bị mộng du cho thấy 60-80% cha mẹ chúng từng bị như vậy.

Không nên đánh thức khi trẻ mộng du vì điều này thực sự không cần thiết. Bạn có thể hướng dẫn, cầm tay trẻ đưa trở lại vào phòng.Nếu trẻ thức dậy, đừng nói gì nhiều vì trẻ nói chuyện, trả lời lúc này sẽ không mạch lạc. Khi ngủ dậy, trẻ cũng không còn nhớ gì cả.

Để tránh trẻ mộng du không gặp nguy hiểm, bạn có thể loại bỏ những rủi ro như đóng chặt các cửa sổ, cửa ra vào, dọn dẹp gọn gàng những đồ vật trong phòng, tránh để vật nhọn, dễ vỡ dưới nền nhà…

Hạn chế con mộng du, bạn có thể khuyến khích trẻ ngủ một giấc ngắn vào buổi chiều. Nên thiết lập một thói quen cho trẻ trước khi ngủ, không bắt con làm bài tập quá nhiều hay xem tivi quá muộn, những chương trình bạo lực hay tác động mạnh vào cảm xúc….

Nếu con bạn vẫn mộng du thường xuyên (nhiều hơn 1 lần/tuần), bạn hãy đưa con đến bác sĩ để kiểm tra các vấn đề thần kinh, con bạn có thể phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian ngắn. Còn như bé nhà bạn, một tháng bị 2 lần mộng du cũng chưa cần quá lo lắng.

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    TRẺ BỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG, CHA MẸ CẦN CẨN TRỌNG

    Nội dung chínhMộng du ở trẻ nhỏThế nào là mộng du?Phân loại mộng du ở trẻ nhỏ Trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ cần cẩn trọng Ở những năm tuổi đầu đời, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn thích nghi với sự phát triển và với môi trường bên ngoài nên sức...

    TRẺ BỊ VIÊM MŨI HỌNG LÀ DO ĐÂU?

    Nội dung chínhMộng du ở trẻ nhỏThế nào là mộng du?Phân loại mộng du ở trẻ nhỏ Trẻ bị viêm mũi họng là do đâu? Viêm mũi họng là bệnh khá phổ biến và rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và...

    TRẺ KÉM HẤP THU – MẸ ĐỪNG QUÁ LO LẮNG !

    Nội dung chínhMộng du ở trẻ nhỏThế nào là mộng du?Phân loại mộng du ở trẻ nhỏ Trẻ kém hấp thu – mẹ đừng quá lo lắng! Trẻ ăn nhiều, ăn đủ chất nhưng vẫn không tăng cân, thậm chí còn còi cọc, chậm phát triển hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa...

    TRẺ BỊ BIẾNG ĂN KÉO DÀI – NỖI LO CỦA CHA MẸ !

    Nội dung chínhMộng du ở trẻ nhỏThế nào là mộng du?Phân loại mộng du ở trẻ nhỏ Trẻ bị biếng ăn kéo dài – nỗi lo của cha mẹ! Biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít, lười ăn, không chịu ăn. Biếng ăn sẽ không còn là câu chuyện than vãn bình thường mà...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top