Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, mất nước, làm cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, chán ăn. Trẻ thường gặp tiêu chảy do virus, uống thuốc kháng sinh hoặc cũng có thể do thức ăn không vệ sinh. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều, không được chữa trị kịp thời, trẻ hoàn toàn có thể bị tử vong. Nhưng nếu biết 5 bí quyết sau đây, mẹ sẽ bớt mệt hơn khi con bị tiêu chảy!
-
Kịp thời nắm được tình hình bệnh của bé
Tiêu chảy khiến bé thường xuyên đau bụng, tức bụng, khó chịu, đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Bé bị tiêu chảy, phân thường lỏng lẫn nhầy mũi, hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu, mũi.
Tiêu chảy kéo dài dẫn đến rối loạn hấp thu và rối loạn chuyển hóa. Trẻ bị mất nước kèm theo rối loạn điện giải, dẫn đến suy dinh dưỡng, gầy sút nhanh chóng.
-
Bù nước kịp thời
Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài chủ yếu là nước, khiến cơ thể trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái mất nước. Mẹ nên cho bé uống oresol nhằm bù nước, bù điện giải, chú ý đến liều lượng pha, tránh pha quá loãng hay quá đặc vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong.
Ngoài ra, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, nước trái cây không đường, nước cháo. Tránh uống sữa bò, sữa đặc có đường.

-
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Bên cạnh việc bù nước cho bé, mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé khi bé bị tiêu chảy. Nhiều mẹ thường nghĩ khi bé bị tiêu chảy, bé chỉ nên ăn cơm trắng, cháo trắng, uống nhiều nước cho bé đi ngoài hết những độc tố trong người. Nhưng chính quan niệm này vô tình làm chất dinh dưỡng cung cấp cho bé – mà đáng ra, cực kì cần thiết để giúp bé nhanh khỏe mạnh bị thiếu hụt trầm trọng, cơ thể không đủ sức đề kháng để chống đỡ lại bệnh.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé khi bé bị tiêu chảy chính là cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bao gồm protein, chất xơ, tinh bột, hạn chế đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều đường. Thức ăn của bé cũng nên được chế biến thành dạng lỏng cho bé dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh…
-
Dùng men vi sinh tiêu hóa
Ngoài việc bù nước, bổ sung dinh dưỡng, quan trọng không kém chính là việc làm cân bằng lại môi trường vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của bé. Do thiếu lợi khuẩn, dẫn đến việc vi khuẩn có hại cho cơ thể phát triển, tấn công đường ruột của bé, khiến bé bị tiêu chảy. Vì vậy, việc mẹ cần làm chính là cho bé dùng ngay men vi sinh có chứa các lợi khuẩn probiotics và prebiotics, giúp cho các vi khuẩn có ích khi vào cơ thể, cân bằng môi trường vi khuẩn trong đường ruột, như vậy bé sẽ nhanh chóng cầm tiêu chảy và hồi phục sức khỏe.
-
Tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy do virus, cha mẹ tuyệt đối không được cho con uống thuốc kháng sinh. Bệnh không khỏi mà bé còn có nguy cơ bị rối loạn đường tiêu hóa làm bệnh nặng hơn hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tránh cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì thực chất chúng không có tác dụng tiêu diệt virus mà chỉ làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Do đó, trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, còn phân thì không được bài tiết ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé,Rối loạn tiêu hoá – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.
Có thể bạn quan tâm :