Còi xương là gì?
Còi xương là kết quả của rối loạn xương do thiếu hụt vitamin D, canxi hoặc phốt pho – những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển xương chắc khỏe. Những trẻ bị bệnh còi xương thường có xương yếu, mềm và dễ gãy trong trường hợp nặng có thể dẫn đến biến dạng xương.
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho từ ruột. Vitamin MK7 giúp dẫn truyền canxi trực tiếp vào xương và vitamin D3 – tăng hấp thu canxi từ thành ruột vào máu. Sự thiếu hụt vitamin D làm cơ thể khó duy trì mức canxi và phốt pho cần thiết. Khi thiếu vitamin D, cơ thể trẻ sản xuất hoocs môn lấy canxi và phốt pho từ xương sử dụng trong các chuyển hóa khác trong cơ thể. Từ đó làm xương bị thiếu chất trở nên yếu và mềm hơn.

Ai có nguy cơ bị còi xương?
Còi xương thường gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trong độ tuổi này, trẻ có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì đây là quá trình phát triển mạnh nhất của xương. Trẻ có thể không được cung cấp lượng vitamin D cần thiết do sống ở khu vực ít ánh sáng mặt trời, ăn thiếu chất hoặc không uống sữa. Một bộ phận nhỏ là do di truyền.
Triệu chứng của bệnh còi xương?
Trẻ bị còi xương thường gặp phải khá nhiều triệu chứng như sau:
- Đau xương ở cánh tay, chân, xương chậu, cột sống
- Chậm phát triển, người thấp
- Gãy xương, chuột rút
- Dị tật răng
- DỊ tật xương ( cong cột sống, dị tật vùng xương chậu, xương ức nhô ra…)
Hãy đến ngay các cơ sở y tế nếu con bạn có triệu chứng của bệnh còi xương. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị lùn hoặc bị dị tật vĩnh viễn.
Chẩn đoán còi xương bằng cách nào?
Bạn có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh kịp thời, các y bác sỹ sẽ kiểm tra thể chất của trẻ. Tại đây, trẻ sẽ bị nhấn vào xương tay và chân để xem có đau hay không. Hoặc xét nghiệm máu để đo độ canxi và phốt pho trong máu và chụp X-quang để kiểm tra dị tật của xương.
Làm gì để trị bệnh còi xương?
Để điều trị còi xương tập trung vào việc bổ sung các vitamin và khoáng chất còn thiếu vào cơ thể. Nếu trẻ bị thiếu vitamin D, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, ngoài ra khuyến khích bạn cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin D như cá, gan, trứng và sữa. Trong trường hợp trẻ thiếu canxi, bạn nên cho trẻ uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…) Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bổ sung các sản phẩm có thành phần MK7 hoặc vitamin D3 thúc đẩy chuyển hóa canxi trực tiếp từ máu vào xương. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ về liều lượng chính xác vì nếu bổ sung quá nhiều có thể gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Có thể phòng ngừa bệnh còi xương không?
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh còi xương là xây dựng chế độ ăn uống đủ lượng canxi, phốt pho và vitamin D. Còi xương cũng có thể ngăn ngừa bằng cách thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo dịch vụ Y tế quốc gia Anh, bạn chỉ cần để lộ bàn tay của trẻ dưới ánh nắng mặt trời một vài lần trong tuần là đã đủ điều kiện ngăn ngừa bệnh còi xương.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.