Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn

18/12/2014 | 2:41 Chiều   Lượt xem: 2197

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn không phải là hiếm gặp ở trẻ. Nhất là trong môi trường điều kiện ăn uống hiện nay thì ngộ độc thức ăn càng phổ biến. Những triệu chứng của bé bị ngộ độc thức ăn ban đầu thường rất giống với rối loạn tiêu hóa. Vì vậy mẹ cần phải quan sát kĩ và kịp thời đưa bé đến bệnh viện.

1. Buồn nôn là triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn

be-bi-non

Ảnh: Sưu tầm Internet

Bé bị nôn sau khi ăn uống một thực phẩm nào đấy nên đưa bé đi khám bác sĩ

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), trẻ đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu.

2. Bé bị đau bụng đi ngoài là dấu hiệu ngộ độc thức ăn

Trẻ bị ngộ độc thức ăn au bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu).

Trong nhiều trường hợp, trẻ bị ngộ độc không sốt, nhưng cũng có trường hợp sốt cao trên 38oC. Nếu tình trạng sốt cao kéo dài sẽ đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những biểu hiện của trẻ để có cách chữa trị kịp thời.

Những triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ đến 3 ngày. Khi đó trẻ có thể bị nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau quặn bụng thường xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng của bệnh nặng hay nhẹ.

Khi trẻ bị nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải. Sốt, đi ngoài phân nhày máu là những dấu hiệu nhiễm khuẩn gây tổn thương ruột. Hơn nữa, trẻ bị ngộ độc thức ăn có thể biểu hiện nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não…

3. Cách phòng tránh bé bị ngộ độc thức ăn

rua-rau-sach

Ảnh: Sưu tầm Internet

Rửa rau sạch trước khi chế biến cũng là một cách phòng ngừa ngộ độc thức ăn

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc thức ăn là đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Chọn thức ăn phải được chế biến an toàn và tránh ăn thức ăn ô nhiễm. Thức ăn phải được nấu chín kỹ, bảo quản thức ăn cẩn thận, tốt nhất là để trong tủ lạnh và không nên để quá 2 giờ.

Trước khi ăn nên hâm lại thức ăn để tiêu diệt các vi khuẩn làm ô nhiễm thức ăn. Tạo cho trẻ thói quen và chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. Khi đi du lịch các bạn nên chuẩn bị oresol để phòng tránh trường hợp ngộ độc thức ăn.

 

Đánh giá bài viết

tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận

Báo cáo bài viết

Bài viết cùng chuyên mục

4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

Nội dung chính1. Buồn nôn là triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu...

Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

Nội dung chính1. Buồn nôn là triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn,...

Khi nào cần đưa trẻ tiêu chảy đến bệnh viện

Nội dung chính1. Buồn nôn là triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em và xảy ra nhiều nhất vào mùa hè.  Không giống như người lớn, tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn...

Mẹ phải làm gì để bảo vệ sức khỏe trẻ mùa nắng nóng

Nội dung chính1. Buồn nôn là triệu chứng đầu tiên của ngộ độc thức ăn Nắng nóng kèm theo sự thay đổi ngột của nhiệt độ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, siêu vi bùng phát và tấn công trẻ nhỏ. Cùng với đó, nhiệt độ môi trường tăng cao khiến trẻ...


© 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
Back to Top