Dấu hiệu và cách phòng chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu và cách phòng chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

11/11/2013 | 9:09 Sáng   Lượt xem: 1470

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng xảy ra sau khi sinh khoảng 28 ngày. Bệnh do vi rút hoặc nấm gây ra.

Khi bé ở trong bụng mẹ, vi trùng có thể lây từ máu qua nhau thai nếu mẹ mắc các bệnh như giang mai, HIV, rubella hay viêm gan. Nếu mẹ không khám thai định kỳ hay bị suy dinh dưỡng hoặc đã từng sẩy thai nhiều lần, con cũng có nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh cao.

Dấu hiệu và cách phòng chống nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Ảnh: Sưu tầm Internet

Nguyên nhân

– Mẹ vỡ ối sớm (trên 12 tiếng đồng hồ trước khi sinh) sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào dịch ối gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối hoặc nhiễm khuẩn trực tiếp tới thai nhi. Trong một số trường hợp đẻ khó, dịch ối có thể có phân su hoặc chất gây làm giảm khả năng kìm hãm vi khuẩn. Ngoài ra nếu mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu thì con cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn.

– Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: Khi thai nhi đi ngang qua tử cung, âm đạo đối với những ca chuyển dạ kéo dài.

– Nhiễm trùng huyết sau sinh do vi trùng từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ: Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể bé thông qua các vật dụng như kim tiêm, ống thông dạ dày hoặc do tay của người tiếp xúc không sạch. Nguy cơ này càng tăng khi phải nằm viện lâu, ngạt, hồi sức tại phòng sinh non tháng nhẹ cân.

– Lây qua đường ối: Do nhiễm trùng tiết niệu sinh dục mẹ. Mẹ bị hở cổ tử cung, thăm khám âm đạo nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu và triệu chứng khá đa dạng về dễ trùng lặp với một số bệnh khác.

Trẻ sơ sinh nhiễm trùng thường mắc ba loại bệnh nặng: nhiễm trùng huyết tại chỗ, viêm phổi, viêm màng não. Lúc này trẻ thường có một trong số các triệu trứng sau:

Ngủ ly bì, khó đánh thức

Cử động ít hơn bình thường

Bú kém hoặc bỏ bú

Nôn trớ ra tất cả mọi thứ

Cổ cứng

Thóp phồng

Chướng bụng

Co giật

Co rút lồng ngực

Sốt hoặc hạ nhiệt độ

Tím tái, nổi vân tím ngoài da hoặc da xanh tái,có nốt xuất huyết hoặc ban ngoài da, vàng da

Thở nhanh hoặc thở không đều

Thở rên

Có cơn ngừng thở

Chảy mủ tai

Nhiều mụn ngoài da

Tấy đỏ xung quanh rốn hoặc chảy mủ vùng rốn

Sưng khớp hoặc giảm vận động các chi

Khi thấy trẻ có một trong những dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nguy cơ tử vong

Cách phòng chống

Phòng ngừa trước khi sinh

Tiêm chủng Rubella cho mẹ trong độ tuổi sinh chưa nhiễm rubella.

Khám thai định kỳ, thử máu nhằm phát hiện các bệnh như giang mai, HIV, viêm gan B để có hướng phòng ngừa và điều trị.

Tiêm phòng uốn ván cho mẹ.

Điều trị tận gốc các nhiễm trùng ở mẹ như nhiễm trùng niệu dục và nhiễm trùng toàn thân.

Bảo đảm dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho mẹ và bé. Nếu mẹ yếu, trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ở đối tượng này chiếm khoảng 12%

Cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho mẹ, phòng suy dinh dưỡng cho mẹ.

Chăm sóc vệ sinh cho mẹ mang thai tốt.

Xử lý tốt những trường hợp ối vỡ sớm, ối vỡ non. Tránh đẻ chuyển dạ kéo dài.

Phòng ngừa trong lúc sinh

Với thai phụ chuyển dạ kéo dài, vỡ ối sớm, bác sĩ không nên thăm khám âm đạo nhiều lần.

Bảo đảm vô khuẩn trong ca sinh, tránh nhiễm trùng từ các dụng cụ y tế.

Tránh các biến chứng sản khoa như sinh ngạt, sang chấn trong lúc sinh.

Phòng ngừa sau sinh

Rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Người chăm sóc trẻ nên đeo găng tay vô trùng, mặc áo choàng.

Vệ sinh phòng ốc, dụng cụ tắm bé sạch sẽ, giữ phòng thoáng mát đủ ánh sáng.

Vệ sinh da, mắt, rốn cho trẻ nhẹ nhàng sạch sẽ.

Cho trẻ bú mẹ: Sữa mẹ có chứa các kháng thể IgA có tác dụng bảo vệ trẻ sơ sinh tránh bị nhiễm trùng.

Phan Liên (Tổng hợp)

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhCách phòng chống Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện....

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhCách phòng chống Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhCách phòng chống Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhCách phòng chống Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top