Viêm phổi không chỉ tấn công bé yêu của bạn vào mùa đông. Mùa hè cũng là thời điểm viêm phổi dễ bùng phát do sự chủ quan của ba mẹ trong chế độ ăn uống của trẻ.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị viêm phổi nhưng các dấu hiệu lại rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng mọc răng hoặc nhõng nhẽo vì trẻ chỉ sốt hoặc quấy khóc. Tuy nhiên mẹ cần cẩn thận hơn với bất kỳ dấu hiệu sốt cao liên tục của trẻ. Một số biểu hiện khác như đau họng, ho, khò khè, sổ mũi, ăn kém, bỏ bú.
Khi bệnh có diễn biến nặng hơn, trẻ sốt cao, li bì, ho tăng lên, có đờm, xuất hiện khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi.
Ngoài các biểu hiện trên, trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng. Có thể có rối loạn tuần hoàn như sốc, trụy tim mạch… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu oxy não, trẻ li bì hoặc kích thích, co giật.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Trẻ bị viêm phổi thường sốt cao liên tục kèm theo các triệu chứng ho, sổ mũi
Tại sao trẻ bị viêm phổi vào mùa hè?
Trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả vào mùa hè. Nhất là trẻ nhỏ, khi mà các bé hoàn toàn không có khả năng tự phản ứng với sự thay đổi thân nhiệt. Vậy tại sao trẻ bị viêm phổi vào mùa nắng nóng này?
Đồ ăn lạnh tràn lan vào mùa hè
Vì thời tiết mùa hè nắng nóng nên các đồ ăn lạnh thường xuyên xuất hiện trong nhà. Tủ lạnh luôn hoạt động hết công suất với đá lạnh, kem và trái cây. Trẻ em ăn quá nhiều đồ lạnh dễ gây ra viêm họng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên, dễ dẫn tới viêm phổi.
Mồ hôi làm bé bị viêm phổi
Ở trẻ nhỏ thì mồ hôi là nguyên nhân gây nhiễm lạnh, nhất là khi trẻ mặc quần áo không thoáng mát, mồ hôi thấm ngược lại cơ thể. Trẻ bị nhiễm lạnh, dần chuyển sang viêm phổi. Trong khi đó, trẻ lớn thường chủ quan, tắm ngay khi đang nhiều mồ hôi cũng dễ gây ra cảm lạnh và dẫn đến viêm phổi.
Lạm dụng máy điều hòa
Sử dụng điều hòa 24/24 h mỗi ngày nhưng lại để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá lớn so với nhiệt độ ở ngoài trời. Điều đó khiến cơ thể trẻ khó thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ. Trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên, dễ chuyển sang viêm phổi nếu không được chăm sóc tốt.
Chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ như thế nào?
Khi trẻ bị viêm phổi nếu vẫn ở mức độ nhẹ, mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn (Natriclorit 0,9%) và súc miệng bằng dung dịch hàng ngày. Kết hợp với đó, mẹ hãy đưa bé đi khám để bác sĩ kê một số loại kháng sinh đường uống phù hợp với triệu chứng bệnh của bé.
Mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc đặc trị ho, hạ sốt hay kháng sinh cho trẻ uống. Vì bất cứ chính sự tự ý này sẽ làm cho các triệu chứng viêm phổi bị lu mờ và khó chữa trị hơn.
Khi trẻ có biểu hiện suy hô hấp thì có thể đặt ống nội khí quản, hô hấp hỗ trợ. Truyền dịch khi trẻ sốt cao kéo dài và có biểu hiện mất nước. Mẹ cần cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, mẹ vẫn nên có các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn lạnh, đảm bảo quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi và quan tâm tới vấn đề vệ sinh và tắm gội của trẻ lớn. Ngoài ra, mẹ tiến hành nhỏ mũi cho trẻ mỗi ngày bằng Natriclorit 0,9% để đề phòng vi khuẩn và vi-rút tấn công. Và một phương pháp cần thiết là mẹ nên tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ các loại vắc-xin theo các đợt tiêm phòng chủng ngừa theo định kỳ.
Trẻ bị viêm phổi – Bé khỏe Mẹ vui