Viêm đường tiết niệu là một bệnh nghiêm trọng với tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau. Do đó có một phương pháp điều trị kịp thời, đúng cách sẽ giúp bệnh nhân sớm khỏi bệnh và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu diễn ra rất phức tạp với nhiều dạng biến chứng. Trong số đó một vài trường hợp người bệnh có thể xuất hiện biến chứng toàn thân vô cùng nguy hiểm như nhiễm trùng máu thường do vi khuẩn Gram (-) với nguy cơ nhiễm trùng gây hoại tử ống thận, bể thận mãn do xơ hóa vỏ thận.
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu để lâu cũng có thể gây ra thận ứ mủ; viêm quanh thận, gây ra bệnh kẻ thận mãn; xơ teo ống thận; trào ngược bàng quang-niệu quản (90%) còn gọi là bệnh thận trào ngược.
Nhiễm trùng đường tiết niệu để lại biến chứng là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần, những trẻ mắc bệnh này sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng các vết sẹo ở thận dẫn đến suy thận mạn sau này.

Ảnh: Sưu tầm Internet
Điều trị bệnh
Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh thường xảy ra, dó đó ngành y tế rất quan tâm trong việc tìm ra phương pháp điều trị bệnh này. Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ của bệnh, độ tuổi cũng như khả năng kinh tế của bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị này đều có mục đích là điều trị, vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo hóa thận. Nếu bệnh này được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, triệt để ngay sau khi phát hiện bệnh qua xét nghiệm vi trùng học nước tiểu, bệnh nhân có thể sớm khỏi bệnh và phục hồi nhanh chóng.
Một điểm nữa cần lưu ý khi điều trị trẻ mắc chứng viêm đường tiết niệu là chọn kháng sinh rẻ tiền, ít độc cho thận mà vẫn có hiệu quả. Nếu viêm đường tiết niệu mức độ thấp, chỉ cần cho bệnh nhân dùng một trong những loại kháng sinh: Amoxicillin : 50mg/kg/ngày chia 3lần, Bactrim (Sulfamethoxazole:20-30mg/kg/ngàyvàTrimethoprim 4-6mg/kg/ngày)chia 2lần, Cephalosporin IG (Cephalexine) 50mg/kg/ngày chia 3lần hoặc Augmentin (Amoxicillin+Ac.Clavulanique) 50mg/kg/ngày chia 2lần, uống liên tục trong vòng 7-10 ngày là có hiệu quả.
Nếu nhiễm trùng đường tiểu cao phải kết hợp 2 loại kháng sinh tiêm cho trẻ trong vòng 3 – 5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày. Cấy nước tiểu cứ 3 tháng một lần trong vòng 2 năm. Các loại kháng sinh có thể chọn để tiêm như Cephalosporin 3G (Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp Aminoside (Gentamycin); Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3lần; Ceftriaxone(Rocephin): 50mg/kg/ngày chia 3lần hoặc Gentamycin: 2mg/kg/ngày chìa2lân
Ngoài ra, trong điều trị bệnh nhân mắc chứng viêm đường tiết niệu cần dẫn lưu nước tiểu trong trường hợp có tắc nghẽn, có tác dụng điều trị kịp thời các dị tật xảy ra ở đường tiểu.
Việc đánh giá hiệu quả điều trị có thể được xác định bằng cách xét nghiệm các tế bào-vi trùng vào ngày thứ 3 và ngày thứ 15 của tổng đợt điều trị. Chú ý điều trị dự phòng tái phát và điều trị dị tật hệ tiết niệu nếu có.
Cách phòng tránh bệnh
Để phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái, nên vệ sinh và lau chùi đúng cách tốt nhất là lau từ trước ra sau, sau mỗi lần đi tiểu. Với trẻ nhỏ, cần lau khô và thay tã cho trẻ ngay sau khi trẻ đi vệ sinh.
Khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên, không chỉ khi khát mới uống và không nên nhịn tiểu. Trong chế độ ăn của trẻ nên bổ sung thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước làm cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn.
Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh biến chứng xảy ra.
Phòng tránh cho trẻ khỏi mắc phải bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu một phần là do sự quan tâm đúng mức của bố mẹ. Do đó hãy quan tâm hơn đến việc tạo cho bé một nếp sống phù hợp giúp bé tránh xa bệnh này.