Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi phát triển trí tuệ và thể chất - Bé khỏe mẹ vui

Dinh dưỡng cho bé 3 tuổi phát triển trí tuệ và thể chất

22/08/2018 | 12:01 Chiều   Lượt xem: 2333

Giai đoạn 3 tuổi là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé ở trí tuệ và thể chất. Vì vậy, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ năng lượng cho bé phát triển toàn diện. Khi được 3 tuổi bé đã có thể tự xúc ăn được rồi nên cha mẹ có thể cho bé ngồi ăn chung cùng với gia đình. Tuy nhiên thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi không chỉ gồm 3 bữa như người lớn được. Vì bé vẫn cần các chất dinh dưỡng khác, nhất là đối với các bé bị biếng ăn và chậm lớn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các mẹ những kiến thức về dinh dưỡng cho bé 3 tuổi.

Dinh dưỡng dành cho bé 3 tuổi

Rất nhiều mẹ đã chia sẽ những thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ 3 tuổi vô cùng tỉ mỉ. Thể hiện sự quan tâm chu đáo của các mẹ tới từng miếng ăn, giấc ngủ của con. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nghe theo sở thích của con để thay đổi thực đơn sao cho phù hợp. Từ đó, các bữa ăn không chỉ đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mà bé còn cảm thấy ăn ngon miệng và thích thú chờ đợi mỗi bữa ăn. Dù tuân theo thực đơn nào đi chăng nữa, các mẹ cũng cần chú ý những điểm sau nhé.

Ở giai đoạn này, thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi cần phong phú. Bởi vì bé đã có thể nhai, nuốt hầu hết thức ăn. Tuy nhiên, bao tử của bé vẫn còn khá non nớt nên chỉ hấp thụ được một lượng thức ăn nhỏ. Cho nên, các mẹ không nên cho con ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia nhỏ ra nhiều bữa ăn.

Các bé ở độ tuổi này sẽ không có khái niệm về số lượng hay thực phẩm dinh dưỡng. Nhưng theo nghiên cứu của bộ y tế về dinh dưỡng cho bé thì nếu các mẹ cho con ăn món ăn có nhiều đường, muối hay tinh bột thì bé sẽ ăn rất nhiều.

Khi bước sang giai đoạn 3 tuổi, sữa không còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu trong thực đơn. Bé đã có thể tự bổ sung chất béo thông qua các loại thực phẩm khác như đậu phông, phô mai hay dầu oliu. Do đó, các mẹ nên chọn cho bé các loại sữa ít béo thì sẽ tốt hơn.

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi

Bữa sáng: Bánh mì ăn với bơ đậu phộng và một ly sữa nhỏ ít béo.

Bữa trưa: 1 chén cơm nhỏ với cá chiên và thịt kho. Thêm một chén canh cho bé nữa là đủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm một ít rau luộc hoặc một trái quýt.

Bữa tối: Một chén cơm nhỏ với đậu hũ dồn thịt xốt cà chua, canh chua cá và trái cây tráng miệng.

Ngoài ba bữa ăn chính, các mẹ nên thêm 2 đến 3 bữa phụ vào thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 tuổi. Thời gian là giữa sáng, xế chiều và buổi tối cách thời gian đi ngủ khoảng 1 – 2 giờ. Bữa ăn phụ có thể là trái cây, một ly sữa và vài chiếc bánh quy, một lát bánh mì và một ly nước ép cũng tuyệt vời dành cho bé. Một nguyên tắc quan trọng dành cho các mẹ là hãy để bé ăn tự nhiên, không nên ép bé ăn theo ý muốn của mình nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho bé 3 tuổi ở trên chắc chắn sẽ giúp cho những bé suy dinh dưỡng sẽ trở nên khỏe mạnh và phát triển toàn diện với đầy đủ dinh dưỡng trong cơ thể. Nếu các mẹ không phát hiện và kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng thì có thể trẻ sẽ chậm phát triển và khó có thể khắc phục được sau này. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ, bé yêu mạnh khỏe và phát triển tốt!

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến tư vấn dinh dưỡng cho bé,thuốc bổ cho bé biếng ăn… hãy gọi theo số 02439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

 

 

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top