ĐỐI TƯỢNG NÀO THÌ THƯỜNG MẮC BỆNH CÒI XƯƠNG? - Bé khỏe mẹ vui

ĐỐI TƯỢNG NÀO THÌ THƯỜNG MẮC BỆNH CÒI XƯƠNG?

04/04/2016 | 4:14 Chiều   Lượt xem: 4527

Còi xương là bệnh ảnh hưởng tới sự phát triển xương ở trẻ nhỏ. Trẻ còi xương thường chậm lớn, chậm phát triển. nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng, dị dạng trong tương lai như cong, vẹo cột sống; xương ức nhô, méo mó hộp sọ… thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Vậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh còi xương?

  • Lứa tuổi:

Còi xương là bệnh thường gặp ở trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ phát triển khá nhanh, cơ thể cần nhiều canxi và phốt pho để củng cố và phát triển xương. Vì vậy, trẻ trong độ tuổi này thường thiếu hụt lượng canxi trầm trọng.

  • Chế độ ăn

Không chỉ trẻ em, mà cả gia đình bạn có thể gặp nguy cơ mắc còi xương nếu chế độ ăn của bạn không có cá, trứng và sữa. Thậm chí, trẻ sơ sinh nếu chỉ được bú sữa mẹ cũng có khả năng cao thiếu vitamin D vì đơn giản, sữa mẹ không đủ lượng vitamin D cần thiết để có thể ngăn ngừa bệnh còi xương.

  • Màu da

Theo nghiên cứu thực tế từ Anh, trẻ em sống tại các khu vực châu Phi, Thái Bình Dương và khu vực Trung Đông có nguy cơ cao nhất mắc bệnh còi xương. Vì đa phần tại các khu vực đó, trẻ có màu da sẫm hơn, dấn đến khả năng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giảm đi đáng kể.

  • Vị trí địa lý

Cơ thể chúng ta sản sinh ra nhiều vitamin D khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, con bạn hoàn toàn có khả năng bị còi xương khi sống tại nơi ít có ánh sáng mặt trời, hoặc ở hoàn toàn trong nhà vào ban ngày.

  • Di truyền

Ngoài việc thiếu hụt lượng vitamin D và canxi trong chế độ sinh hoạt và ăn uống, , còi xương cũng có thể do di truyền. Khi này, nó được coi là còi xương di truyền, ngăn chặn thận hấp thụ phốt pho.

nguyen-nhan-tac-dong-den-chieu-cao-cua-tre

Làm thế nào để chữa được bệnh còi xương?

Đa phần, khi bạn cho con đến các cơ sở ý tế, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cải thiện bệnh bằng cách bổ sung các vitamin và các khoáng chất vào cơ thể. Điều này sẽ giúp loại bỏ các triệu chứng liên quan đến bệnh còi xương. Nếu con của bạn thiếu vitamin D, bạn sẽ được khuyên nên cho các bé tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời, ngoài ra, bạn cũng được khuyến khích ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin D như cá, gan, sữa và trứng.

Các chế phẩm, dược phẩm chứa canxi cũng được sử dụng để điều trị bệnh còi xương. Hiện nay, các cha mẹ cũng có xu hướng sử dụng nhiều sản phẩm chứa canxi dạng nano, đẩy nhanh và mạnh hơn tác dụng của canxi, kết quả đạt được cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với canxi thông thường. Để được hiệu quả cao nhất, bạn nên sử dụng thêm các sản phẩm có chứa MK7 hay còn gọi là vitamin K2 – thúc đẩy quá trình canxi hấp thụ vào xương, điều phối chuẩn xác lượng canxi thích hợp vào xương. Hãy hỏi bác sĩ liều lượng chính xác vì còn có thể phụ thuộc vào lứa tuổi và chiều cao, cân nặng của trẻ. Quá nhiều canxi cũng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Nếu dị tật xương, điển hình như răng. Bạn hoàn toàn có thể cho con đi niềng răng để cố định răng phát triển một cách chính xác và cân đối. Trong trường hợp nặng hơn, tốt nhất hãy đưa bé đi phẫu thuật chỉnh hình.

Đối với bệnh còi xương di truyền, sử dụng kết hợp các chất bổ sung phốt pho và vitamin D là điều cần thiết để chữa bệnh này.

  • Sữa dành cho trẻ biếng ăn: Lựa chọn nào cho mẹ
  • Nội dung chínhVậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh còi xương?Làm thế nào để chữa được bệnh còi xương? Tư vấn mẹ chọn sữa dành cho trẻ biếng ăn Theo thống kê, trên 50% bé từ 1 – 6 tuổi trên thế giới mặc chứng biếng ăn, tại Việt Nam, tỷ lệ...
  • Xem thêm

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, trị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.9691900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhVậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh còi xương?Làm thế nào để chữa được bệnh còi xương? Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhVậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh còi xương?Làm thế nào để chữa được bệnh còi xương? Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ,...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhVậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh còi xương?Làm thế nào để chữa được bệnh còi xương? Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhVậy những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh còi xương?Làm thế nào để chữa được bệnh còi xương? Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top