Giấc ngủ của trẻ sơ sinh những điều mẹ cần biết

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh những điều mẹ cần biết

25/09/2013 | 10:57 Sáng   Lượt xem: 6122

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chưa có nhịp sinh học như người lớn do đó không phân biệt được ngày và đêm. Những trẻ mới sinh ngủ nhiều vào ban ngày thì sẽ khó ngủ vào ban đêm. Trẻ bú mẹ cũng ngủ ít hơn trẻ bú bình vì mau đói hơn. Để tập cho bé ngủ ngoan vào ban đêm, các mẹ cần phải cho bé ngủ ít vào ban ngày, đừng bế trẻ trên tay suốt giấc ngủ nếu không bé sẽ quen.

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản… có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh những điều mẹ cần biết

Ảnh: Sưu tầm Internet

Để cho trẻ tập ngủ ngoan vào ban đêm mẹ nên cho bé ngủ ít hơn vào ban ngày

Các giai đoạn của giấc ngủ trẻ sơ sinh

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ:

Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement : cử động mắt nhanh)

Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.

Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh):

Có 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.

Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”

Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động

Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động

Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh. Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm bé dịu đi bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.

Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” (quá khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhGiấc ngủ của trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh ngủ như thế nào?Các giai đoạn của giấc ngủ trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào? Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhGiấc ngủ của trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh ngủ như thế nào?Các giai đoạn của giấc ngủ trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào? Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhGiấc ngủ của trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh ngủ như thế nào?Các giai đoạn của giấc ngủ trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào? Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp ...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhGiấc ngủ của trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh ngủ như thế nào?Các giai đoạn của giấc ngủ trẻ sơ sinhTrẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào? Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top