GIẢI PHÁP ĐƠN GIẢN KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN - Bé khỏe mẹ vui

GIẢI PHÁP ĐƠN GIẢN KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN

30/01/2018 | 6:32 Chiều   Lượt xem: 8032

 Giải pháp đơn giản khi trẻ bị táo bón


     Táo bón là vấn đề cần được quan tâm và cải thiện sớm khi chăm sóc trẻ bởi táo bón sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa,  giảm khả năng hấp thu và chuyển hóa để tăng trưởng của trẻ. Kéo dài sẽ dẫn đến biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí còi xương và suy dinh dưỡng. Những chất độc trong phân cần được thải ra ngoài hàng ngày bị tích lại trong ruột có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khoẻ của trẻ. Táo bón còn gây sa trực tràng, phình đại tràng thứ phát, nguyên nhân hang đầu gây trĩ, chảy máu trực tràng.
Mỗi trẻ có nhịp độ đi cầu riêng nhưng nhìn chung trẻ được coi là táo bón nếu đi cầu dưới 3 lần mỗi tuần, phân ít, cứng hoặc vỡ vụn như phân dê. Trẻ cũng được coi là bị táo bón nên đi ngoài phân quá rắn, cảm thấy căng thẳng, phải rặn nhiều và đau khi đi tiêu.
Một hay nhiều  nguyên nhân thường gặp sau có thể góp phần gây táo bón ở trẻ đó là: + Chế độ dinh dưỡng: Không uống đủ nước,  ăn nhiều đạm và ít chất xơ khiến phân khô và cứng. Sử dụng sữa công thức chưa phù hợp, cách pha chưa đúng cũng có thể gây táo bón vì tỷ lệ các chất chưa hài hòa theo khả năng hấp thu của cơ thể trẻ.


+ Thói quen đi cầu: Một số trẻ có thói quen nhịn đi cầu (do sợ cô giáo, sợ bẩn nơi công cộng, mải chơi,…) Phân tích tụ trong ruột ngày càng nhiều và trở nên cứng hơn, khó tống ra ngoài.
+ Ít vận động: Ngồi xem ti vi nhiều, ít chạy nhảy vận động sẽ khiến ruột của trẻ hoạt động  chậm chạp, dẫn tới táo bón.
+ Sử dụng thuốc : một số thuốc có thể dẫn tới táo bón, ví dụ như một số thuốc ho, thuốc chống co giật, thuốc kháng histamin chống dị ứng.
+ Bệnh lý: Các bệnh lý ở đường tiêu hóa như phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), suy giáp (bệnh Myxoedeme)… khi mắc trẻ thường bị táo bón rất sớm, từ ngay sau khi sinh ra.

Từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể cải thiện và phòng ngừa tình trạng táo bón cho trẻ bằng cách thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: + Cung cấp cho trẻ chế độ ăn cân đối, giàu chất xơ, nhiều rau củ quả. Chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, khiến chúng mềm hơn và dễ tống ra ngoài. Khi nấu bột và cháo, cần băm nhỏ rau cho trẻ ăn cả cái đối với trẻ nhỏ. Cho trẻ ăn các loại quả : cam, quýt, bưởi,  thanh long, chuối tiêu, đu đủ… Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo…
+ Sữa công thức nên chọn loại có bổ sung thêm chất xơ và pha đúng tỉ lệ ghi trên nhãn.  Nếu nguyên nhân táo bón do sữa thì có thể pha sữa loãng hơn bình thường một chút. Cho trẻ ăn thêm sữa chua sau bữa ăn.
+ Uống nhiều nước, đặc biệt là với những trẻ đổ mồ hôi nhiều.
+ Tập cho trẻ thói quen đi cầu vào giờ nhất định mỗi ngày.
+ Khuyến khích trẻ tăng cường vận động, chạy nhảy, điều này giúp thức ăn di chuyển đều dọc theo ruột.


Nếu táo bón thường xuyên, lâu ngày có thể sử dụng thêm biện pháp thụt hậu môn, uống các thuốc chống táo bón như Sorbitol, tuy nhiên không dung kéo dài để tránh gây lệ thuộc.
Việc bổ sung men vi sinh sẽ an toàn và cải thiện hiệu quả lâu dài cho cháu kể cả trong trưởng hợp mới bị táo bón hay đã bị táo bón từ lâu. Cần thiết phải chọn men vi sinh có chứa cả vi khuẩn có lợi ( Probiotics) và chất xơ hòa tan ( Prebiotics);  Prebiotics  giúp kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi,  mang lại lợi ích như cải thiện và phòng ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng,  cho trẻ như tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. Hiện tại trên thị trường có men vi sinh Golden Lab được sản xuất tại Hàn Quốc đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên, có thể cho trẻ sử dụng thường xuyên để cháu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Nếu đã thực hiện đầy đủ các biện pháp trên, tình trạng táo bón của trẻ vẫn kéo dài (trên 1 tuần), trẻ kém ăn gầy sút kèm theo nôn ói, quấy khóc thì bạn cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

 

Rate this post
tapchiyduoc
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    CÁCH CHỮA TIÊU CHẢY CHO BÉ

      Bé bị tiêu chảy là một trong những tình trạng rất thường gặp. Thế nhưng đây được giá là một trong những vấn đề hết sức nghiêm trọng mà nếu như không được chủ động trong việc thăm khám và điều trị kịp thời thì những ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ...

    Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

    Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt thì gặp táo bón thực sự là nam giải và khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Đặc biệt tình trạng này ở trẻ sở sinh không thể áp dụng biện pháp ăn nhiều chất xơ như đối với người lớn mà cần...

    TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ ?

    Với trẻ sơ sinh, nếu thấy trẻ có dấu hiệu như  đi cầu khó khăn, uốn người khó chịu khi rặn, số lần đi cầu ít (1-2 ngày mới đi 1 lần) thì cần nghĩ ngay tới nguyên nhân trẻ bị táo bón. Táo bón cũng là dấu hiệu của tình trạng rối loạn tiêu...

    TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

    Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị táo bón do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, trẻ uống sữa công thức cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với trẻ bú mẹ hoàn toàn. Để xác định trẻ có đang gặp phải tình trạng táo bón hay không,...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top