Giật mình khi trẻ tăng cân quá nhanh - Bé khỏe mẹ vui

Giật mình khi trẻ tăng cân quá nhanh

15/07/2019 | 4:41 Chiều   Lượt xem: 2831

Chuyện tăng cân của trẻ luôn là những mối quan tâm hàng đầu của các mẹ. Bởi lẽ, ở những năm tháng đầu đời, cân nặng và chiều cao là những thước đo quan trọng nhất phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của trẻ. Không chỉ những đứa trẻ “ăn mãi không lớn” mới là nỗi lo của mẹ mà cả những bé tăng cân quá nhanh cũng khiến mẹ lo lắng liệu con có bị thừa cân không?

Khi nào trẻ thừa cân?

Lượng chất béo cơ thể em bé bắt đầu tăng cao ở giai đoạn 12 tháng đầu đời vì trên 50% sữa mẹ lúc này là chất béo. Tuy nhiên, lượng chất béo sẽ bắt đầu giảm dần khi trẻ bắt đầu biết đi, đặc biệt giảm nhiều ở giai đoạn giáo trước khi tăng trở lại ở độ tuổi vị thành niên. Mẹ có thể tham khảo bảng chỉ số BMI để đánh giá nguy cơ thừa cân của con. Tuy nhiên, thừa cân là một vấn đề nhạy cảm nên vẫn cần  các chuyên gia dinh dưỡng xem xét và đánh giá.

Lưu ý rằng, một đứa trẻ mũm mĩm, đầy đặn không nhất thiết sẽ trở thành thừa cân, nhưng nếu tiếp xu hướng này, nguy cơ thừa cân sẽ cao hơn.

Thừa cân có nguy hiểm?

Rõ ràng, thừa cân có nhiều tác động đến trẻ nhỏ. Vẻ bề ngoài và lòng tự trọng sẽ là những ảnh hưởng tiêu cực đầu tiên, có thể gây ảnh hưởng tâm lý tự ti và nhạy cảm về lâu dài cho trẻ. Hơn hết, thừa cân béo phì mang đến nhiều nguy cơ về sức khỏe cho trẻ bao gồm tim mạch, huyết áp cao, cholesterol máu cao, lượng đường huyết tăng, tiểu đường typ II, các vấn đề khớp, hen suyễn, gan nhiễm mỡ.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần các mẹ lưu ý nhất là sự tăng trưởng và phát triển là các chỉ số quan trọng nhất với sự phát triển của trẻ em.

Làm thế nào để xác định một đứa trẻ đang bị thừa cân?

Chỉ số khối cơ thể, gọi tắt là BMI, là thước đo chuẩn để đánh giá trọng lượng và sự phát triển của trẻ em và người lớn. BMI đơn giản chỉ là tỷ lệ trọng lượng và chiều cao của cơ thể. Với trẻ em, bảng xếp hạng chỉ số BMI còn liên quan đến độ tuổi để đánh giá chính xác nhất sự phát triển của trẻ.

Một số yếu tố có thể khiến bé thừa cân

Xác định một đứa trẻ có thừa cân không là việc rất khó khăn với các bác sĩ nhi khoa. Cho dù trẻ sơ sinh có vượt qua mức cân nặng tiêu chuẩn nhưng nếu bé bú mẹ thì nguy cơ thừa cân rất thấp. Sữa mẹ mặc dù có nhiều chất béo nhưng trẻ bú sữa thường được kiểm soát dinh dưỡng tốt, ít ảnh hưởng tới trọng lượng cơ thể của bé.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ hạn chế được nguy cơ thừa cân béo phì cùng hàng loạt bệnh tật liên quan khác. (Ảnh minh họa)

Có nhiều lý do, có thể là di truyền, môi trường, đôi khi là bệnh tật. Thông thường thì nó không phải là một lý do duy nhất mà đến từ sự kết hợp nhiều lý do khác nhau. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ:

  • Cách cho trẻ sơ sinh ăn: Bé bú sữa mẹ có thể ngăn ngừa sự phát triển của béo phì. Do vậy, mọi nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ (sữa bột) đều có thể trở thành nguy cơ gây béo phì cho trẻ.
  • Di truyền: Trẻ sơ sinh của cha mẹ béo phì có nguy cơ thừa cân gấp 2 lần những đứa trẻ có cha mẹ bình thường khác.
  • Lối sống và thái độ của cha mẹ: Trẻ con thường thích đồ ngọt và thức ăn vặt. Do vậy, nếu cha mẹ dung túng thói quen này của trẻ, đặc biệt là dùng đồ ngọt như cách dỗ trẻ mỗi khi bé không khỏe sẽ tạo thành một thói quen xấu, về lâu dài có thể khiến trẻ béo phì. Lối sống ít vận động cũng trở thành nguy gây bệnh béo phì không chỉ với trẻ mà còn ở cả người lớn.

Một số điều tốt mà các bậc cha mẹ có thể làm để ngăn chặn nguy cơ thừa cân, béo phì của trẻ:

  • Cho trẻ bú mẹ (trừ khi bác sĩ yêu cầu dừng bú bởi các vấn đề sức khỏe khác)
  • Khuyến khích trẻ vận động thể chất nhiều hơn, tùy theo độ tuổi và sức khỏe.
  • Cung cấp một chế độ ăn giàu chất xơ, hoa quả, trái cây, các loại đậu và hạt. Chế độ ăn này cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tiểu đường typ II.
  • Hạn chế thức ăn vặt, nước giải khát và đồ uống có gas. Đây đều là những loại thức ăn không cần thiết cho cơ thể, hơn nữa còn mang lại nhiều tác hại cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu trẻ đòi ăn vặt, mẹ có thể trả lời con rằng “ nếu con ăn uống đàng hoàng, con sẽ được ăn vặt (thỉnh thoảng thôi nhé)”. Tuy nhiên, một số loại thức ăn vặt như sinh tố, nước ép hoa quả, bánh nhân thịt… vẫn có ích cho trẻ mẹ nhé, đặc biệt tốt hơn là khi mẹ tự chuẩn bị.
  • Ăn kiêng: Việc ăn kiêng của trẻ không nên do cha mẹ mà nên do các chuyên gia dinh dưỡng quyết định. Chất béo đóng vai trò rất quan trọng trọng sự phát triển thể chất và não bộ của trẻ. Do vậy, để kiểm soát lượng chất béo nạp vào cơ thể trẻ, cần sự giám sát chặt chẽ đến từ các chuyên gia dinh dưỡng. Thay bằng việc cố gắng bắt trẻ ăn kiêng thì khuyến khích trẻ vận động sẽ mang lại lợi ích và an toàn hơn đối với trẻ. Hãy khuyến khích trẻ vui chơi vì sở thích chứ không phải vì phần thưởng như vậy sẽ tạo được thói quen vận động tốt cho trẻ sau này.

Ở những năm tháng đầu, cân nặng của con luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của cha mẹ. Trẻ có thừa cân hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và cần được chuyên gia xác định nên mẹ đừng quá vội lo lắng.

Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa hay dinh dưỡng của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia)  theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top