Giúp mẹ “nắm gọn” tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ - Bé khỏe mẹ vui

Giúp mẹ “nắm gọn” tình trạng bất dung nạp lactose ở trẻ

17/05/2019 | 11:49 Sáng   Lượt xem: 6616

Bất dung nạp đường sữa (đường lactose) ở trẻ hiện nay có lẽ không còn xa lạ với các mẹ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, có thể mẹ khó biết liệu con trẻ đang có triệu chứng không dung nạp lactose trong sữa hay liệu bé có thể bị dị ứng sữa hay không?

Một số kiến thức dưới đây có thể sẽ giúp mẹ hiểu thêm về triệu chứng, cách giải quyết tình trạng bất dung nạp đường sữa và phân biệt chúng với dị ứng sữa.

Với những đứa trẻ, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Tuy nhiên, bất dung nạp lactose lại trở thành rào cản, ngăn cản sự hấp thu sữa của bé. Mẹ phải làm sao?
1. Đường sữa (đường lactose) là gì?

Đường sữa (hay đường lactose) là một loại đường đa, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm mà nhiều trẻ em yêu thích là sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát.

Khi vào cơ thể, lactose bị phá hủy bởi enzym lactase nằm trong ruột non – nơi diễn ra hầu hết các hoạt động tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng – tạo thành 2 loại đường đơn: glucose và galactose. Cơ thể sau đó hấp thụ 2 loại đường này vào ruột để tham gia vào các hoạt động chuyển hóa cơ bản và cung cấp năng lượng. Khi có sự giảm hoặc mất enzym lactase, đường lactose không được phá vỡ hoặc hấp thu gây ra các triệu chứng, được gọi là bất dung nạp đường lactose.

2. Lactose chỉ có trong sữa công thức?

Lactose có mặt trong rất nhiều thực phẩm và thực phẩm chức năng không chỉ riêng sữa. Hiện nay các nhà sản xuất còn cho thêm đường sữa (lactose) vào một số loại thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, chế biến sẵn để gia tăng hương vị và sự thơm ngon. Ngoài ra, người ta còn thêm lactose vào thành phần tá dược của của các loại thuốc. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu phản ứng với một lượng nhỏ đường lactose, mẹ nên kiểm tra thành phần của các loại thực phẩm có in trên nhãn mác để tránh cho trẻ tiếp xúc với lactose. Nhãn thực phẩm có ghi bất kỳ thành phần sau đây đều chứa lactose:

  • Sữa
  • Lactose
  • Váng sữa
  • Sữa đông
  • Bột sữa khô không béo
  • Chế phẩm từ sữa
3. Một số triệu chứng chính của bất dung nạp lactose

Các triệu chứng của việc bất dung nạp đường lactose phụ thuộc vào lượng sữa trẻ được tiêu thụ và khả năng dung nạp của trẻ. Nếu trẻ phải tiêu thụ một lượng đường sữa lớn hoặc trẻ không có khả năng tiêu thụ lactose thì triệu chứng của trẻ thường nặng hơn, rõ rệt hơn. Một số triệu chứng điển hình mẹ nên quan tâm gồm:

  • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Chuột rút
  • Phân lỏng và khí
  • Tiêu chảy có nước
4. Không dung nạp lactose có giống dị ứng sữa?

Rất nhiều cha mẹ nhầm lẫn giữa những triệu chứng của bất dung nạp lactose và dị ứng sữa. Tuy chúng có chung một số triệu chứng đơn giản như đau bụng, đi ngoài,.. nhưng chúng là 2 vấn đề hoàn toàn khác biệt. Bất dung nạp lactose là vấn đề tiêu hóa trong khi dị ứng sữa lại liên quan đến hệ thống miễn dịch. Vì vậy, tuy bất dung nạp lactose có thể gây nên hàng loạt các khó chịu đường tiêu hóa nhưng chúng không gây ra các phản ứng đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ.

Dị ứng sữa thường có xu hướng xuất hiện trong những năm đầu đời, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt. Không dung nạp lactose có thể bắt đầu từ khi mới sinh, tuổi thiếu nhi và có thể trở nên rõ rệt hơn ở tuổi trưởng thành.

5. Trẻ sơ sinh có thể bị bất dung nạp lactose không?

Bất dung nạp lactose thực sự không phổ biến ở trẻ sơ sinh. Chúng thường xuất hiện bắt đầu sau ba tuổi ở những trẻ sinh đủ tháng. Bởi tất cả các em bé đều được sinh ra với men lactase trong đường ruột và sẽ giảm dần khi chúng lớn lên.

Trẻ sơ sinh ít gặp tình trạng bất dung nạp lactose hơn nhưng lại đáng lo ngại hơn so với trẻ lớn.

Ở trẻ sơ sinh, bất dung nạp lactose thường gặp ở 2 trường hợp sau:

  • Sinh non: Men lactase thường được tiết nhiều ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Do vậy, những đứa trẻ sinh non thường không có đủ lượng men lactase như những đứa trẻ sinh đủ tháng khác.
  • Thiếu hụt lactase bẩm sinh: là một rối loạn rất hiếm gặp do gen di truyền từ cha mẹ, trong đó trẻ sơ sinh không có enzym để thủy phân lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nếu không được nuôi bằng sữa bột không có lactose (free lactose) những đứa trẻ này có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng.
6. Mẹ bị bất dung nạp lactose có nên cho con bú

Việc này hoàn toàn an toàn nếu trẻ không bị bất dung nạp lactose bẩm sinh bởi nuôi con bằng sữa mẹ không phải là nguyên nhân khiến trẻ bị bất dung nạp lactose mà còn đem lại những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé.

7. Làm thế nào để bổ sung calci cho trẻ khi cắt giảm lượng lactose trong khẩu phần ăn

Lactose là thành phần cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ, tham gia vào việc hấp thu calci, vitamin D và cung cấp năng lượng cho các chuyển hóa cơ bản. Do vậy khi trẻ bị cắt giảm lượng lactose trong khẩu phần ăn, việc hấp thu calci và vitamin D bị cản trở. Vì vậy việc bổ sung calci và vitamin D là rất cần thiết.

  • Bổ sung từ thực phẩm: Nếu trẻ bị bất dung nạp lactose, trẻ vẫn có thể sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa không chứa thành phần lactose. Sữa là nguồn cung cấp calci hiệu quả cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung calci cho trẻ từ các loại rau lá xanh như cải bó xôi, súp lơ, cải xoăn, các loại hạt (hạnh nhân), đậu (đậu trắng), cá (cá mòi, cá hồi).
  • Bổ sung thực phẩm chức năng: các loại cốm bổ sung calci hiện nay là lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ không chỉ để giải quyết nguy cơ thiếu hụt calci của những bé bất dung nạp lactose mà còn giúp tăng trưởng chiều cao, chắc răng khỏe xương ở mọi đứa trẻ. Mẹ hãy chọn những sản phẩm có chứa calci nano, vitamin D3 và chất vận chuyển calci Mk7 đã được nghiên cứu mang lại hiệu quả tối đa nhất. Mẹ có thể tham khảo bộ sản phẩm Pre Vipteen 2 & 3 và Vipteen của công ty CP Dược phẩm Vinh Gia.
8. Không dung nạp lactose có phải là bệnh suốt đời

Trong một số trường hợp, bất dung nạp lactose chỉ là thứ phát sau khi trẻ bị một số rối loạn đường ruột khác như tiêu chảy do virus, viêm dạ dày ruột, rối loạn tiêu hóa…hoặc bệnh celiac. Những trường hợp này, trẻ sẽ trở lại bình thường sau một thời gian điều trị hết bệnh. Tuy nhiên, có nhiều trường khác, bất dung nạp lactose sẽ thành bệnh lâu dài đòi hỏi trẻ phải thay đổi chế độ ăn uống để tránh các triệu chứng.

9. Trẻ không dung nạp lactose có thể uống được sữa đậu nành, sữa hạnh nhân?

Sữa đậu nành là chế phẩm thay thế sữa công thức cho trẻ bất dung nạp lactose rất tốt.

Có rất nhiều loại sữa mà những bé bất dung nạp lactose có thể uống, bao gồm: sữa đậu nành, hạnh nhân, gạo, hạt gai dầu và sữa yến mạch. Sữa đậu nành có thể là loại được thay thế phổ biến hơn cả vì nó là nguồn cung cấp calci và protein tốt cho trẻ. Sữa hạnh nhân cũng là một lựa chọn an toàn cho trẻ bất dung nạp lactose hoặc dị ứng protein sữa bò. Tuy hạnh nhân cung cấp calci tốt nhưng lại không đủ protein và calo như sữa bò.

Hiện nay, các nhà sản xuất sữa đã có những loại sữa dành riêng cho các bé bị bất dung nạp lactose. Tuy nhiên trước khi đổi sữa cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia nhé!

10. Bất dung nạp lactose nên được điều trị như thế nào?

Điều trị bất dung nạp lactose thường phụ thuộc vào mức độ triệu chứng của trẻ. Một số trẻ có thể tiêu hóa được 1 lượng nhỏ lactose mà không có triệu chứng đáng lo ngại.

  • Để giảm bớt các triệu chứng của hiện tượng bất dung nạp đường lactose khi trẻ tiêu thụ các thực phẩm có chứa đường lactose, bác sĩ có thể kê bổ sung enzym lactase.
  • Nếu các triệu chứng của trẻ nghiêm trọng, mẹ cần loại bỏ tất cả các sản phẩm có chứa lactose trong chế độ ăn của trẻ và tham khảo ý kiến chuyên gia về việc thay đổi loại sữa và bổ sung calci, vitamin D cho trẻ nhỏ.
  • Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu được tác dụng của lợi khuẩn đường tiêu hóa đối với các trường hợp bất dung nạp đường lactose. Trong đó, người ta chú trọng đến 2 chủng lợi khuẩn trọng yếu của đường ruột là Bifidobacterium và Lactobacillus, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tăng sinh enzym lactase ở ruột non. Do đó, việc bổ sung các chủng vi khuẩn này sẽ giúp tiêu hóa nốt lượng đường lactose không được tiêu hóa, bị ứ đọng ở ruột non, cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn, tiêu chảy khi trẻ uống sữa. Hơn nữa, việc bổ sung liên tục và đều đặn lợi khuẩn sẽ cải thiện, làm giảm các triệu chứng của bất dung nạp lactose, giúp trẻ dễ dàng hấp thu được các loại sữa chứa lactose mà không cần quá lo ngại. Có nhiều nguồn để bổ sung 2 chủng lợi khuẩn này, nhưng các chuyên gia nhi khoa khuyên mẹ nên tìm hiểu cốm men vi sinh Golden Lab từ Kim chi Hàn Quốc. Đây là loại men vi sinh được chứng nhận an toàn với trẻ sơ sinh và mang lại hiệu quả tối ưu cho các vấn đề tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Bổ sung lợi khuẩn đường ruột là một giải pháp giúp trẻ “thu phục” mọi loại sữa.

Nếu mẹ có thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa của trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với chuyên gia Ths.Bs. Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) theo tổng đài tư vấn 0896.509.509 hoặc gửi thư qua hòm mail: bslethihai@bekhoemevui.vn.

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả những gì trẻ cần để lớn lên và hoàn thiện. Vậy nên, với mỗi đứa...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy trẻ đi ngoài mấy lần là tiêu chảy? Phân còn sệt có là tiêu chảy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu chảy là sự thiếu hiểu biết của các mẹ dẫn đến những sai lầm trong...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân mà có thể còn gây ra những hệ lụy nguy hiểm hơn...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top