Rất nhiều bố mẹ có tâm lý rằng con ăn hơn chỉ 1 chút thôi cũng rất vui và nhiều dinh dưỡng hơn, tuy nhiên đó lại là một sai lầm nghiêm trọng, Điều đó chỉ làm bé bị “ám ảnh” mỗi khi ăn vì dạ dày bị quá tải, hệ tiêu hóa cũng bị “quá tải” và dẫn đến việc bé bị mắc bệnh khảnh ăn và sợ hãi mỗi khi ăn. Nghiêm trọng hơn là các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Hậu quả không ngờ của việc ép con ăn
Đã có rất nhiều ý kiến, câu chuyện về việc ép con ăn, trẻ bị ép ăn sữa, ăn cháo,…xung quanh chúng ta và xuất hiện ở bất cứ đâu. Dưới đây là một số hậu quả khi ép trẻ ăn quá sức:
- Ảnh hưởng tâm lý: Mỗi lần ăn như một lần bố mẹ, ông bà “đánh trận” cùng con. Trẻ không ăn bạn dễ nóng giận, dọa nạt trẻ để trẻ ăn nhiều hơn nhưng đó lại là phương pháp hoàn toàn sai lầm và con trẻ sẽ học theo những đức tính đó của bạn, trẻ sẽ trở nên cục tính, hung dữ và quậy phá nhiều hơn.
- Dậy thì sớm:Trẻ bị ép ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, làm tăng lượng hormon trong cơ thể khiến các trẻ em bị dậy thì sớm.
- Ăn nhiều có phải trẻ sẽ cao lớn hơn: Sai lầm, thậm chí làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ, dễ mắc bệnh béo phì vì bổ dung chất dinh dưỡng không đúng cách thừa chất này thiếu chất kia. Nhiều bé gái đã hốt hoảng, sợ hãi, xấu hổ, lo lắng, dẫn đến buồn rầu và bỏ học khi cơ thể có sự thay đổi sớm hơn các bạn cùng trang lứa. Một số trẻ bị rơi vào trầm cảm vì không biết chia sẻ cùng ai. Còn các bé trai sẽ có khuynh hướng hung hăng, dễ nổi cáu và hay gây gổ với những người xung quanh. Trẻ có thể bị mất ngủ, đứng ngồi không yên hoặc có những hành vi bất thường, nhiều trẻ còn bị rối loạn suy nghĩ và có cái nhìn lệch lạc về tình dục… điều này rất nguy hiểm
- Thừa cân: Trẻ bị ép ăn nhiều dẫn đến lượng lipid trong máu cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Các nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ trẻ em bị ép ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì là 31,4%, tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ tăng 7,8% so với các trẻ em khác. Nếu tình trạng này kéo dài thì những trẻ em này sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, sỏi thận, bệnh gout và nhiều bệnh khác khi trưởng thành.
- Tạo thói quen xấu trong ăn uống và cuộc sống: Mỗi bố mẹ, gia đình lại có cách “ép” con ăn riêng, một trong số những thói quen nổi bật đó chính là “trao đổi phần thưởng” nếu con ăn nhanh, ăn hết thì bố mẹ sẽ cho con điều này điều kia, và khi đó trẻ ăn vì ham muốn đạt được điều đó chứ không phải vì thích ăn. Sau này khi bạn muốn con làm gì bạn cũng sẽ cần trao đổi như vậy và tạo cho trẻ thói quen thực dụng.

Làm thế nào để bé chủ động trong ăn uống:
– Hãy cố gắng để ý và nắm được nhu cầu dinh dưỡng, ăn uống của trẻ ngay từ khi mới được sinh ra.
– Hãy làm gương cho trẻ , tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học.
– Kiểm soát được thức ăn và thời gian trẻ dành cho bữa ăn chứ không nên kiểm soát số lượng trẻ ăn.
– Đẩy mạnh hoạt động thể chất, cho trẻ vui chơi, tập thể dục sẽ là cách nhanh nhất khiến trẻ đói, thèm ăn và tăng cường sức khỏe
– Hạn chế cho trẻ ăn vặt, ăn khuya và ăn nhiều đồ chiên rán hay đồ ngọt. Hãy cân bằng cho trẻ và một điều quan trọng , bạn hãy để ý đến lượng nước bé cung cấp cho cơ thể.
– Lưu ý vấn đề bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa của cơ thể trẻ: Một trong những lý do trẻ không ăn uống tốt là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoạt động tốt, các enzym chưa được kích hoạt vậy nên việc bổ sung lợi khuẩn để kích hoạt enzym tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng là hai lợi khuẩn probiotic và prebiotic được bào chế từ kim chi Hàn Quốc. Bố mẹ hãy chú ý bổ sung thêm cho bé để hệ tiêu hóa của bé thật khỏe mạnh.
Hãy tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt để không chỉ sức khỏe của trẻ tốt mà tính cách của trẻ cũng sẽ khiến bạn hài lòng hơn. Hãy để trẻ nhỏ được lên tiếng và ăn theo nhu cầu của bản thân miễn là bạn kiểm soát được bé đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Biến bữa ăn của bé thành niềm vui chứ không còn là cuộc chiến

- Thực đơn cho bé từ 8 ,9 đến 12 tháng tuổi
- Nội dung chínhHậu quả không ngờ của việc ép con ănLàm thế nào để bé chủ động trong ăn uống: (Bekhoemevui.vn) Thực đơn cho bé 8 – 9 – 10 – 11 – 12 tháng tuổi Thực đơn cho bé giống như một công thức vàng giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng để phát...
- Xem thêm
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho bé – Trẻ sơ sinh liên quan đến sữa,Trẻ ăn dặm, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Cách chữa táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.