Trong những năm gần đây, trẻ 1 tuổi biếng ăn ngày càng nhiều và đây là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy, làm thế nào để bạn nhận ra trẻ biếng ăn? Nếu bé không chịu ăn hay chán ăn đã được xem là biếng ăn hay chưa? Và giải pháp nào dành cho tình trạng biếng ăn của trẻ? Tất cả những bối rối này của nhiều bố mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài viết này.
Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao là câu hỏi của không ít bà mẹ trong giai đoạn trẻ bắt đầu chuyển từ chỉ uống sữa mẹ sang các thức ăn ăn dặm. Trẻ biếng ăn sẽ có tác động không tốt tới quá trình phát triển không chỉ về thể chất mà còn tác động rất lớn đến trí tuệ của bé.
Biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm, trong đó phải kể tới chứng rối loạn tăng trưởng, rối loạn nhận thức. Biếng ăn ở trẻ em có thể xảy ở mọi lứa tuổi, từ trẻ dưới 24 tháng đến trẻ hơn 1 tuổi và thậm chí có thể kéo dài hơn nữa. Biếng ăn không chỉ là biểu hiện bệnh lý trong cơ thể bé mà có thể đến từ những nguyên nhân tâm lý khác.
Thế nào là trẻ biếng ăn?
Biếng ăn ở trẻ nhỏ là một dạng rối loạn ăn uống, xảy ra trong giai đoạn đầu sau khi sinh và có thể kéo dài trong suốt 3 năm đầu đời. Trẻ biếng ăn sẽ luôn tìm cách từ chối thực phẩm. Nếu không được điều trị, chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự “sống còn” của bố mẹ.
Một nghiên cứu kết luận rằng chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ ảnh hưởng đến bố mẹ sâu sắc hơn cả bản thân trẻ. Khi bé không chịu ăn, bố mẹ cảm thấy lo lắng và mất kiên nhẫn.
Biểu hiện chung thấy rất rõ ở các bé biếng ăn:
– Bữa ăn kéo dài trên 30 phút đến hàng tiếng.
– Bé không ăn hoặc ăn ít hơn ¾ lần so với mức độ ăn tiêu chuẩn trong ngày.
– Bé không hứng thú và không có nhu cầu ăn uống.
– Bé bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu các vi chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Một vài thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn
Một vài gợi ý về thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn sau đây có thể giúp các bậc cha mẹ:
Mẹ không nên xay nhuyễn đồ ăn mà chỉ băm nhỏ và nấu mềm thức ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng trong thức ăn còn nguyên.
Tăng bữa ăn cho trẻ có thể cho bé ăn 5-6 bữa/ngày thay vì chỉ cho bé ăn 3 bữa chính. Việc tăng số lượng bữa ăn không đồng nghĩa với việc mẹ cho con ăn vặt, chia nhỏ bữa ăn để mẹ chia nhỏ lượng thức ăn mỗi bữa để bé không phải ăn quá nhiều một lúc.
Ngoài các bữa chính, các mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm nửa quả chuối, nửa cốc sữa chua,… để kích thích hệ tiêu hóa của trẻ làm việc.

Ảnh minh họa
Thức ăn không nên quá đặc hay quá lỏng: nhiều mẹ cố tình nấu cháo thật đặc rồi ép con ăn để chắc dạ. Làm như vậy bé sẽ rất khó nuốt, với trẻ đã mắc chứng biếng ăn sẵn sẽ càng chống đối, biếng ăn hơn.
Bổ sung các thành phầm L-lysin, axit amin, nguyên tố vi lượng, mem thiên nhiên và các vitamin,… sẽ giúp kích thích vị giác của trẻ, tăng cảm giác thèm ăn, bổ sung những dưỡng chất còn thiếu và tăng cường khả năng tiêu hóa cho bé.
Ngoài ra, để chấm dứt tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi, mẹ cần phải hiểu tâm lý của con và tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân khiến cho con không có cảm giác không muốn ăn.