Ho kéo dài ở bé

Ho kéo dài ở bé

04/10/2013 | 4:25 Chiều   Lượt xem: 1549

Ho kéo dài ở bé

Ho kéo dài ở bé là ho liên tục trên 4 tuần.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài. Ho kéo dài có thể do nguyên nhân tại phổi (hen, dị vật, lao…) hay do nguyên nhân ngoài phổi (viêm mũi xoang, viêm tai, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tim mạch, tác dụng phụ của thuốc).

ho kéo dài ở bé

Ảnh: Sưu tầm Internet

Phân loại theo tuổi:

* Bé nhũ nhi: Ho kéo dài do nhiễm trùng (virus hô hấp, ho gà, nhiễm Chlamydia, lao…); ô nhiễm môi trường; hen phế quản, dị tật đường hô hấp; tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày.

* Bé lớn: Ho do ô nhiễm môi trường; lao; hen phế quản hay ho do tâm lý.

Điều nên làm khi bé ho kéo dài

Khi bé bị ho kéo dài , cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để khám chữa kịp thời. Tại phòng khám, các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử dị ứng, hen phế quản trong gia đình; về môi trường mà bé sinh sống hoặc tiếp xúc… Ngoài ra, tùy vào tình trạng của bệnh, bé có thể được làm các xét nghiệm như: chụp X-Quang phổi, thử nghiệm lao; kiểm tra chức năng hô hấp, xét nghiệm huyết thanh để tìm vi trùng; nội soi phế quản nếu có nghi ngờ dị vật…

Dựa vào nguyên nhân của bệnh để dưa ra các hướng điều trị phù hợp:

– Hội chứng chảy mũi sau: Do viêm mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính ở bé. Ngoài ho, bé còn bị ngứa và ngạt mũi. Nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc chống dị ứng, chống viêm…

– Hen phế quản: Bé bị ho và khò khè, có thể lên cơn hen và cảm thấy nặng ngực. Triệu chứng hen ở bé nhũ nhi khó nhận biết hơn và dễ bị chẩn đoán sai. Hãy đưa bé đến khám tại chuyên khoa hô hấp nhi để được điều trị cắt cơn và phòng hen. Trong trường hợp này, dùng thuốc giảm ho sẽ không điều trị triệt để được ho kéo dài.

– Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng thường gặp ở bé nhũ nhi và thường tự khỏi sau 12 tháng tuổi. Bé hít phải dịch từ dạ dày trào lên thực quản vào phổi, gây viêm thanh – phế quản và dẫn đến ho kéo dài.

Đặc biệt ở bé nhũ nhi, bệnh trào ngược này có thể gây ngưng thở, nhịp tim chậm, viêm phổi… Để chẩn đoán chính xác cần phải đo nồng độ pH trong thực quản, hoặc siêu âm bụng.

Ho kéo dài do trào ngược dạ dày thực quản có thể điều trị nội khoa, tỷ lệ thành công chiếm 80%. Nên cho bé nằm cao đầu, ăn sữa, thức ăn đặc, có thể dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nặng không thể điều trị nội khoa thì bé mới cần phải phẫu thuật.

– Sau nhiễm trùng – virus đường hô hấp: Đường hô hấp bị viêm nhiễm dai dẳng và tăng mẫn cảm phế quản sau nhiễm trùng cũng khiến bé bị ho kéo dài. Tuy nhiên bệnh không trở nên nghiêm trọng và có thể tự khỏi được.

– Ho do tâm lý – thói quen chủ yếu ở bé lớn, thường không xảy ra khi bé ngủ hoặc tập trung vào việc gì đó. Bé có biểu hiện ho khan, ho nhiều và thường tăng lên khi đang căng thẳng. Trong trường hợp này nên khám và điều trị tâm lý cho bé.

Trường hợp của bé, mẹ nên đưa bé đi chụp X-Quang phổi. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả thăm khám để chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị cho bé.

Ho liên tục trên 8 tuần gọi là mãn tính:

· Ho mãn tính thường khởi phát ở bé mà gia đình có người bị bệnh phổi.

· Ho thường bắt đầu ở bé sơ sinh

· Cơn ho khởi phát đột ngột.

· Một số bé bị ho ra máu.

· Bé thường ho khi bú, khó nuốt, nôn dữ dội.

· Bé đổ mồ hôi đêm/giảm cân.

· Tình trạng ho liên tục ở bé không ngừng hoặc ngày một xấu đi.

Ho kéo dài ở bé – Theo mevabe.net

Rate this post
healthplus
Thích và chia sẻ bài viết trên Facebook, Zalo, Messenger
  • Bình luận


    Báo cáo bài viết

    Bài viết cùng chuyên mục

    Trẻ sơ sinh tiêu chảy, mẹ có nên kiêng khem?

    Nội dung chínhHo kéo dài ở béNguyên nhânĐiều nên làm khi bé ho kéo dài Trước khi ra đời, dây rốn chính là dây nối khăng khít nhất giữa mẹ và bé. Sau khi chào đời, sữa mẹ sẽ thay thế dây rốn mang đến cho trẻ nguồn dinh dưỡng, kháng thể và tất cả...

    Những mối lo ngại khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

    Nội dung chínhHo kéo dài ở béNguyên nhânĐiều nên làm khi bé ho kéo dài Không giống như tình trạng táo bón dễ nhận biết, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu nhưng nếu không để ý kỹ, cha mẹ thường khó nhận ra. Vậy...

    4 sai lầm “chết người” của mẹ khi chăm sóc trẻ tiêu chảy

    Nội dung chínhHo kéo dài ở béNguyên nhânĐiều nên làm khi bé ho kéo dài Theo những nghiên cứu mới nhất, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Một trong những lý do khiến trẻ có nguy cơ tử vong cao do tiêu...

    Trẻ có thể tử vong nếu mẹ bù nước, điện giải sai cách

    Nội dung chínhHo kéo dài ở béNguyên nhânĐiều nên làm khi bé ho kéo dài Ngày hè là thời điểm “nóng” của dịch bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Đây cũng được coi là một nỗi ám ảnh của các mẹ, bởi tiêu chảy không chỉ khiến con mệt mỏi, biếng ăn,...

    
    © 2015 Copyright Bé khỏe mẹ vui. Powered by POSCO JSC Việt Nam Content Protection by DMCA.com
    Back to Top